Giải Phẫu Xương Sọ

Giải Phẫu Xương Sọ

Phẫu thuật ghép sọ não giúp người bệnh bảo vệ não khỏi các tổn thương, cải thiện chức năng thần kinh, giảm các triệu chứng bất lợi, nâng cao tính thẩm mỹ… Vậy ghép sọ não là gì và được thực hiện bằng những phương pháp nào?

Phẫu thuật ghép sọ có nguy hiểm không?

Phẫu thuật ghép sọ não nhìn chung đảm bảo an toàn cho người bệnh, có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng (có thể cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh), xuất hiện cục máu đông sau phẫu thuật cần dẫn lưu, bị co giật… Một số biến chứng khác không liên quan trực tiếp đến ca phẫu thuật gồm có đau tim, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu… (2)

Mục tiêu của phẫu thuật ghép sọ não

Mục tiêu chính của việc phẫu thuật ghép sọ não là chữa lành vết thương ban đầu, khôi phục phần sọ bị khuyết để bảo vệ các cấu trúc nội sọ, nâng cao tính thẩm mỹ cho người bệnh. Ghép sọ não còn giúp cải thiện một số chức năng thần kinh cho người bệnh. Vật liệu được dùng để cấy ghép sọ sẽ được lựa chọn, thiết kế từ trước để có được kết quả, hình dáng lý tưởng, phù hợp với phần sọ bị khuyết.

phương pháp phẫu thuật ghép sọ não phổ biến

Hai phương pháp phẫu thuật ghép sọ não đang được ứng dụng phổ biến gồm có ghép sọ tự thân và ghép sọ nhân tạo:

Phương pháp ghép sọ não tự thân thường được ứng dụng sau các ca phẫu thuật giải áp để chữa trị phù não do chấn thương, sau phẫu thuật u não. Phần xương tự thân (xương của chính người bệnh) được sử dụng để ghép sọ có thể là xương mào chậu, bản ngoài xương sọ/xương sườn. Chúng được dùng để tạo hình và ghép vào vùng khuyết xương sọ, sau đó tiến hành đặt dẫn lưu trong những trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, xương sọ khuyến cũng có thể được khắc phục bằng chính mảnh sọ đã cắt ra trong quá trình phẫu thuật giải áp. Mảnh sọ sau khi cắt ra được chuyển đến ngân hàng mô để tiệt trùng bằng tia gamma và bảo quản ở nhiệt độ -85℃. Mảnh sọ nên được ghép lại sau khi phẫu thuật mở sọ đầu từ 3 – 9 tháng để tránh gặp tình trạng viêm rò, tiêu sập xương sọ do phản ứng đào thải của cơ thể.

Ghép sọ tự thân mang đến hiệu quả lâu dài. Phương pháp này có thể chống chỉ định với những người đang bị nhiều bệnh nền, có vấn đề về tâm thần, vùng khuyết xương sọ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Phẫu thuật ghép sọ não nhân tạo có thể được chỉ định trong trường hợp: chấn thương sọ não kín gây lún sọ; viêm tiêu mảnh ghép xương sọ; vết thương sọ não hở dẫn đến tình trạng vỡ vụn, vỡ nát xương sọ… Hiện nay, những vật liệu nhân tạo thường được dùng để tạo hình xương sọ gồm có xi măng nhân tạo, lưới titan…

Để tạo ra miếng ghép xương sọ nhân tạo có hình dáng và kích thước phù hợp với phần khuyết sọ của người bệnh, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp ghép sọ 3D. Bước đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não để có hình ảnh 3D của vùng khuyết xương sọ. Tùy vào hình dáng của phần khuyết sọ, một phần nắp sọ bằng titan hoặc xi măng sinh học sẽ được tạo hình, đúc ra (vừa khít với vị trí khuyết). Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở phần dưới da và tiến hành đặt phần sọ nhân tạo vào, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. (3)

Dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật ghép sọ

Người bệnh sau phẫu thuật ghép sọ não nên bổ sung đầy đủ chất đạm (protein), vitamin, kẽm… Những dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Đạm có nhiều trong trứng, sữa, thịt… Kẽm có nhiều trong các loại hải sản như cá biển, hàu… Vitamin có nhiều trong các loại rau củ, trái cây… Người bệnh sau phẫu thuật ghép sọ nên ăn đa dạng thực phẩm. Bạn chỉ cần tránh dùng những món ăn có thể khiến bản thân bị dị ứng và kiêng sử dụng bia, rượu, chất kích thích.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tùy vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc chọn phương pháp phẫu thuật ghép sọ não phù hợp, mang đến lợi ích tối đa cho người bệnh. Người bệnh nên thực hiện hình thức phẫu thuật này tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, là một cặp cơ quan xốp , chứa đầy không khí nằm ở 2 bên lồng ngực; có tính chất đàn hồi, xốp và mềm.

Phổi được bao bọc trong 1 thanh mạc gồm 2 lá được gọi là màng phổi. Mỗi người có 2 lá phổi và cấu tạo bởi các thùy. Lá phổi phải lớn hơn phổi trái. ở người trưởng thành phổi có thể chứa 4500 – 5000ml không khí

Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng phổi

• Có ba mặt – hai bờ - một đỉnh.

- Mặt ngoài: lồi, áp vào thành ngực -> Có ấn xương sườn. Có rãnh chếch ở 2 bên bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi.

Mặt các thuỳ phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thuỳ. Trên bề mặt phổi có các tiểu thuỳ phổi - đơn vị cơ sở của phổi.

Phổi phải có rãnh ngang nên phổi phải có ba thuỳ là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ là thùy trên và thùy dưới

- Mặt trong ( Mặt trung thất): hơi lõm , gồm 2 phần :

+ Rốn phổi có hình là chiếc vợt bóng bàn . Đây là nơi các thành phần cuống phổi đi qua , bao gồm ĐM phổi, phế quản chính , hai TM phổi, ĐM và TM phế quản , hạch bạch huyết , các dây thần kinh, có dây chằng tam giác.

+ Mặt trong phổi (P) có rãnh tĩnh mạch đơn, còn phổi (T) có rãnh động mạch chủ

+ Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.

ở phổi phải : có một chỗ lõm gọi là ấn tim

ở phổi trái : ấn tim rất sâu nên gọi là hố tim , có khuyết tim

- Mặt hoành : ở phía dưới và nằm sát lên vòm hoành , qua vòm hoành với các tạng của ổ bụng, điển hình là gan

- Bờ trước : ranh giới giữa mặt sườn và mặt trung thất chùm lên trên màng ngoài tim

- Bờ dưới: bao lấy mặt hoành. Gồm 2 đoạn

+ Đoạn cong : ngăn cách mặt sườn và mặt hoành

+ Đoạn thẳng : ngăn cách mặt trong và mặt hoành

- Đỉnh phổi : Nhổ lên khỏi xương sườn 1 khoảng 3 cm

- Bao gồm cây phế quản, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch huyết của phổi và thần kinh của phổi.

Phế quản chính ( chui vào lỗ rốn phổi ) -> phế quản thùy -> phế quản phân thùy -> phế quản hạ thùy-> Phế quản tiểu thùy ( tiểu thùy phổi là một đơn vị cơ sở của phổi)

Phế quản gồm một lớp sụn , một lớp cơ mỏng, trong cùng là lớp niêm mạc.

Thân ĐM phổi bắt đầu từ lỗ ĐM phổi tâm thất phải, chạy lên trên và ra sau đến bờ sau quai ĐM chủ thì chia thành ĐM phổi (T) và ĐM phổi (P).

ĐM phổi trái : chếch sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái→ chui vào rốn phổi → đi ra ngoài rồi phía sau thân phế quản.

ĐM phổi phải: dài và lớn hơn ĐM phổi T. Đi ngang từ trái→ phải

Đây là thành phần dinh dưỡng của phổi

Động mạch phế quản được tách ra từ ĐM chủ sau hoặc trước của phế quản chính

Máu động mạch phế quản này là máu giàu oxy, trái ngược với máu giàu CO2 trong động mạch phổi. Nó nuôi dưỡng các mô nâng đỡ của phổi bao gồm mô liên kết, vách và phế quản lớn và nhỏ. Sau máu phế quản và động mạch này đi qua mô nâng đỡ nó đổ vào tĩnh mạch phổi và đi vào tâm nhĩ trái, thay vì đưa vào tâm nhĩ phải. Do đó, lưu lượng chảy vào tâm nhĩ trái và công suất tâm thất trái lớn hơn khoảng 1-2% công suất tâm thất phải.

Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số ít nhanh nhỏ sẽ đổ vào tĩnh mạch phổi.

Bao gồm nhiều bạch huyết chảy trong nhu mô phổi và đổ vào các hạch bạch huyết phổi ở chỗ chia đôi các phế quản

Các hạch bạch huyết đổ vào các hạch phế quản phổi nằm ở rốn phổi

Đổ vào hạch khí dưới và hạch khí trên

Được tạo bởi các sợi thần kinh giao cảm và các nhánh dây thần kinh lang thang.

Hệ thần kinh giao cảm: xuất phát từ đám rối phổi

Hệ phó giao cảm: các nhánh của dây thần kinh lang thang

Cấu tạo gồm 2 lá: màng phổi tạng và màng phổi thành. Giữa 2 lá màng phổi là hai ổ màng phổi

Mỏng, trong suốt bao phủ toàn bộ bề mặt của phổi, ngoại trừ rốn phổi và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian thùy

ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành.

Phủ lên toàn bộ các thành của khoang chứa phổi. Bao gồm:

+ màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực, ngăn cách với thành ngực bởi lớp mô liên kết mỏng gọi là mạc nội ngực

+ đỉnh màng phổi : phần mạc nội ngực ở đây được gọi là màng trên màng phổi. Đỉnh màng phổi được các dây chằng treo đỉnh màng phổi cố định vào cột sống cổ, xương sườn, xương đòn.