Với diện tích rừng trồng 1,500 hecta, và trên 20,000 hecta cùng hợp tác đầu tư trong dân trãi dài từ các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ đạt tiêu chuẩn FSC để thực hiện khai thác, kinh doanh mua bán và thương mại.
Vụ việc được quay phim lại và tung lên mạng. Điều này dấy lên lo ngại tình trạng liều lĩnh và vô cảm của học sinh.
Vụ việc sau đó được giáo viên chủ nhiệm phối hợp lãnh đạo nhà trường mời tất cả phụ huynh và học sinh có liên quan đến trường giải quyết. Các em cũng đã thành khẩn nhận khuyết điểm và hứa không tái phạm.
Tại cuộc họp, tất cả phụ huynh đồng ý để phụ huynh em V. đưa em đi khám tổng quát, mọi chi phí do các phụ huynh có liên quan cùng thanh toán. Đối với những học sinh tham gia đánh bạn, vào đầu tuần sau, nhà trường sẽ mời phụ huynh học sinh trao đổi, xử lý theo nội quy nhà trường và theo điều lệ trường.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Vĩnh Long đã ghi nhận 2 trường hợp bạo lực học đường gây nhức nhối và hoang mang dư luận. Điều đáng nói, sự việc đã xảy ra trước đó rất lâu, chỉ khi những video clip ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng, nhà trường mới nắm thông tin.
Để kiểm soát tình trạng này, bà Trương Thanh Nhuận - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long cho biết đã gửi văn bản chỉ đạo gửi đến các cơ sở giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục pháp luật cho học sinh để tránh những chuyện đáng tiếc tiếp diễn.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Vĩnh Long khoá X, ông Bùi Văn Nghiêm - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho biết năm 2024 mặc dù tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp, kết quả thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường. GRDP tăng cao nhất so nhiều năm trước đây. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp, GRDP bình quân đầu người, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách vượt mục tiêu đề ra. Ngành du lịch phục hồi nhanh, số lượt khách và doanh thu tăng cao hơn so cùng kỳ.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công với nước, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát; xóa hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; hộ cận nghèo giảm xuống còn 2,06%. Tỉnh tổ chức thành công Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ I, năm 2024; công bố quy hoạch xây dựng khu gạch, gốm Mang Thít; công bố và trao giải thưởng cuộc thi ý tưởng phương án kiến trúc Bảo tàng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nhiều dấu ấn cho khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm. Quân sự, quốc phòng - an ninh được tăng cường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng, chống tội phạm, phòng, chống cháy nổ. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả tích cực
Những kết quả đạt được nêu trên khá toàn diện, tạo thêm thuận lợi, thời cơ mới để Vĩnh Long phát triển bền vững. Tuy nhiên, dự báo năm 2025 và những năm sắp tới, tỉnh sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025.
Vì vậy, ông Bùi Văn Nghiêm đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu kỹ các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu, thảo luận phân tích sâu bối cảnh, đặc điểm tình hình năm 2025, chỉ rõ những kết quả nổi bật, những kinh nghiệm, hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc phải vượt qua, tìm ra nguyên nhân, nhất là, nguyên nhân chủ quan. Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân, dự báo chính xác tình hình của tỉnh thời gian tới để xem xét, quyết định các quan điểm, định hướng lớn, các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản quan trọng và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công năm 2025.
Ảnh: Năm 2024, Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu chủ yếu
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2024, ông Đặng Văn Chính- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long trong có nhiều kết quả nổi bật 21/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước đạt 43.942 tỷ đồng, đạt 6,5%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 6.203 tỷ đồng, đạt 104% dự toán được giao; trong đó, thu nội địa 6.093 tỷ đồng, đạt 103% dự toán năm 2024. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 19.140 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2023. Năm 2024, tỉnh cấp mới chủ trương đầu tư/chứng nhận đăng ký đầu tư cho 08 dự án (06 dự án trong nước, 2 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký 1.275 tỷ đồng và 1,72 triệu USD; 08 dự án đầu tư mở rộng (03 dự án trong nước, 05 dự án FDI) với số vốn đăng ký tăng thêm 139 tỷ đồng và 3,92 triệu USD. Sản xuất nông nghiệp – thủy sản được tổ chức thực hiện tốt, duy trì mức tăng trưởng 2,71%. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng khá so năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng gần 14%.
Thương mại, dịch vụ, du lịch tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 70.390 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng lượt khách du lịch đạt 1,85 triệu lượt, tăng 27%; doanh thu ước đạt 920 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng trưởng liên tục, các thị trường xuất khẩu chủ lực được duy trì và đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1.006 triệu USD, tăng 32% so với năm 2023. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là giày các loại, may mặc, linh kiện và phụ tùng ô tô, thủ công mỹ nghệ…
Các chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu; ước mức giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2024 đạt 0,42%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 550 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ với kinh phí 15.984 triệu đồng; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 35%, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%.
Năm 2024, tỉnh hoàn thành lộ trình thực hiện và đạt chất lượng đối với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chất lượng giáo dục ổn định; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 59%. Các hoạt động khoa học – công nghệ đã công nhận và giao trách nhiệm ứng dụng kết quả 08 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ nghiên cứu cấp tỉnh.
Đối với Phát triển văn hóa, thể thao, tỉnh đã tổ chức thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhằm tiếp tục tạo chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Long toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Bên cạnh đó cũng tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời, thực hiện kịp thời các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm phổ biến không để bùng phát trong cộng đồng; triển khai Đề án thí điểm về hoạt động y học gia đình giai đoạn 2024-2026 trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu tiếp tục được quan tâm thực hiện; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị đạt 97%; khu vực nông thôn đạt 85%.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tuân thủ đúng theo quy định và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, nhất là những lĩnh vực quan trọng với người dân, doanh nghiệp cũng tiếp tục được quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện.
Công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử được tập trung chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực thực hiện, nhất là đối với Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia” (Đề án 06) và Đề án số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch. Việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất của Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh được thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác tuyển quân năm 2024 đạt 100% chỉ tiêu được giao. Tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội tại địa phương tiếp tục được giữ vững ổn định.
Ảnh: Ông Đặng Văn Chính- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng năm 2024 tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Vĩnh Long khoá X
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Văn Chính cho biết UBND tỉnh đề ra 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các nhóm chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2025. Theo đó, một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra như tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá so sánh) tăng 7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 19.700 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 94 triệu đồng/người; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.050 triệu USD; 100% xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ bác sĩ và giường bệnh trên vạn dân đạt 10,5 bác sĩ và 32 giường (không tính trạm y tế)...
Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tập trung thực hiện như tiếp tục ưu tiên thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế trọng tâm, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,…triển khai nhanh, hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng huyện. Quản lý chặt chẽ tiến độ thu – chi ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, bảo đảm hiệu quả, có trọng tậm, trọng điểm.
Song song đó cũng thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên khác. Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025; nhất là các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công để có giải pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời theo quy định.
Đồng thời cần tiếp tục tập trung các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, tăng giá trị; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn,...thu hút phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành Công thương, phát triển công nghiệp chế biến. Khuyến khích, phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu tạo nền tảng, tăng cơ hội tham gia chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và tạo năng lực sản xuất mới...
Bên cạnh đó cũng tăng cường xúc tiến thương mại; mở rộng các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu. Nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa đáp ứng quy định, tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới.
Tiếp tục đảm bảo chính sách an sinh xã hội và các hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hội của tỉnh: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học 2024-2025, Chương trình Giáo dục phổ thông đối với các khối lớp. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại trong năm 2025. Đẩy mạnh ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ đã nghiệm thu vào thực tiễn; chú trọng hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ
Thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc, điều dưỡng người có công với cách mạng bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Tiếp tục triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững; hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát triển và giới thiệu sâu rộng làng nghề sản xuất gạch gốm sau lễ hội gốm đỏ - kinh tế xanh; hoàn thành Quy hoạch phân khu vùng lõi Khu lò gạch, gốm Mang Thít, hoàn thành Đồ án quy hoạch chi tiết Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long để đi vào triển khai thực hiện.
Tiếp tục triển khai các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng,... nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp, ưu đãi đầu tư của tỉnh.
Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đặc biệt là hạ tầng giao thông, đô thị, thích ứng biến đổi khí hậu,... Triển khai hiệu quả chương trình phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long; phát triển hạ tầng đô thị gắn với nâng cấp, mở rộng hạ tầng thương mại, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, thực hiện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiếp tục đẩy mạnh về cải cách hành chính, thực hiện tinh gọn bộ máy theo Đề án, quy định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo các hoạt động an sinh xã hội, hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, chính sách về dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...