Quý khách hàng là hộ kinh doanh, tiểu thương thì BIDV thường xuyên có các chương trình vay vốn kinh doanh ưu đãi nhằm hỗ trợ mạnh mẽ Quý khách hàng phát triển hoạt động kinh doanh, phá bỏ các rào cản để hộ kinh doanh và tiểu thương được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp với mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế.
Đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?
Theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
LƯU Ý HỒ SƠ vay thế chấp nhà đất tại BIDV
Một điểm cần lưu ý đối với Quý khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà đất, vay kinh doanh tại Ngân hàng BIDV thì lịch sử giao dịch tín dụng không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu. Giao dịch chậm thanh toán của các khoản tín chấp, khoản vay trả góp xe, điện thoại, chi tiêu bằng thẻ tín dụng đều được báo cáo đầy đủ lên trang CIC của Ngân hàng nhà nước, nên Quý khách hàng không nên chủ quan để chậm thanh toán các khoản này. Việc lịch sử CIC có nợ quá hạn chậm thanh toán, nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều đến việc cấp tín dụng mới cho Quý khách hàng tại Ngân hàng BIDV cũng như các ngân hàng khác.
BIDV: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”
Bản đồ đường đi đến PGD An Khánh
Ngân hàng BIDV với tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một trong 04 Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, một trong những ngân hàng có bề dày lịch sử và quy mô lớn nhất Việt Nam.
Ngân hàng BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên đầu tiên: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam mang trên mình trọng trách cấp phát vốn Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với 02 lần đổi tên sau đó Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14-11-1990), Ngân hàng BIDV đã năng động chuyển mình sang cơ chế hoạt động Ngân hàng thương mại đa năng, phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trong Khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng BIDV hiện nay có mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh thành Việt Nam với 190 chi nhánh, hơn 870 phòng giao dịch với tổng số nhân viên đạt trên 25.000 cán bộ nhân viên. Những con số như biết nói thể hiện phần nào sức mạnh của BIDV và đóng góp của ngân hàng BIDV với phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng BIDV với bề dày lịch sử hình thành và phát triển
VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP NHÀ ĐẤT tại Ngân hàng BIDV
Đối với các mục đích vay tiêu dùng: mua sắm trang thiết bị nội thất hoặc chi tiêu khác thì BIDV có sản phẩm Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm với số tiền vay 2 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa 96 tháng.
Đối với Quý khách hàng cần hạn mức thấu chi để có khoản tài chính dự phòng thì Ngân hàng có thể cấp hạn mức thấu chi có Tài sản bảo đảm cho Quý khách hàng với số tiền 1 tỷ đồng với thời hạn của hạn mức thấu chi là 12 tháng.
Trụ sở chính ngân hàng BIDV ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2011 quy định như sau:
Như vậy, trụ sở chính của ngân hàng BIDV nằm ở 35 Hàng Vôi, tháp BIDV, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Mỗi nhà băng đều đứng đầu trên một khía cạnh nào đó. Như BIDV dẫn đầu về tổng tài sản và nhân sự nhưng VietinBank mới là ngân hàng có vốn tự có, mạng lưới lớn nhất hiện nay, còn Vietcombank bé hơn nhiều về quy mô nhưng lại có lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất trên thị trường.
Vị thế của BIDV, VietinBank, Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn luôn được nhắc đến như những “ông lớn” với sự dẫn đầu ở nhiều mặt cũng như có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường, khi nắm giữ thị phần huy động, cho vay vượt trội. Cả 3 ông lớn này đều đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 ở Việt Nam, nhưng cái tên nào thực sự dẫn đầu cho đến nay vẫn làm thị trường phải đau đầu chọn lựa. Cả BIDV, VietinBank hay Vietcombank đều chỉ có vị trí số 1 ở vài khía cạnh nào đó và luôn có sự bám đuổi quyết liệt của 2 nhà băng còn lại, vẫn chưa ai vươn lên đứng đầu về toàn diện.
BIDV dẫn đầu về tổng tài sản, thị phần cho vay và huy động
Về tổng tài sản, BIDV đang là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, đạt trên 1,26 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 9/2018. Theo sau là VietinBank với 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,2% so với đầu năm. Trong khi tổng tài sản tiếp tục tăng ở BIDV và VietinBank thì Vietcombank lại bất ngờ tuột mốc 1 triệu tỷ từ giữa năm, đến cuối tháng 9 giảm xuống còn 995 nghìn tỷ, giảm 3,9% so với đầu năm.
BIDV cũng là ngân hàng hút tiền gửi lớn nhất hiện nay với hơn 953 nghìn tỷ đồng, đồng thời cũng là nơi có tăng trưởng huy động tiền gửi cao nhất trong 3 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2018, với mức 10,9%. Trong khi đó, VietinBank và Vietcombank lần lượt tăng trưởng 9,7% và 9,2%.
Trong hoạt động tín dụng, BIDV cuối tháng 9/2018 có dư nợ cho vay đạt gần 954 nghìn tỷ đồng, bỏ khá xa VietinBank chỉ ở mức gần 876 nghìn tỷ và Vietcombank là 616 nghìn tỷ.
VietinBank đang có vốn điều lệ lớn nhất, nhưng nguy cơ sớm bị vượt
Vốn điều lệ của VietinBank hiện đang dẫn đầu với hơn 37.200 tỷ đồng, không hơn nhiều so với Vietcombank (35.977 tỷ đồng) và BIDV (34.187 tỷ đồng).
Tuy nhiên, thứ tự này có thể sẽ sớm bị xáo trộn trong thời gian ngắn sắp tới khi cả Vietcombank và BIDV đã có những động thái chuẩn bị phát hành cổ phiếu để trong tăng vốn. Trong khi đó VietinBank mặc dù đã được gỡ nhiều rào cản về quy định song cũng khó hoàn thành một sớm một chiều.
Vietcombank hồi cuối tháng 9 đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 39.575 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến phát hành riêng lẻ gần 360 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thành công, Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất.
Thế nhưng BIDV cũng có bước tiến mới khi đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chào bán 603 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên mức 40.220 tỷ đồng.
Vấn đề tăng vốn đang trở nên rất cấp bách với VietinBank hiện nay khi 2018 đã là năm thứ ba kéo dài yêu cầu tăng vốn điều lệ mà không thể thực hiện. Tuy nhiên khác với Vietcombank hay BIDV có thể phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, VietinBank có ít lựa chọn hơn khi sở hữu của cổ đông nước ngoài tại nhà băng đã được lấp đầy.
VietinBank có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch nhất
VietinBank đang là ngân hàng cổ phần có mạng lưới lớn nhất hiện nay với hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch. BIDV cũng bám sát với hơn 190 chi nhánh và hơn 850 phòng giao dịch. Trong khi đó, mạng lưới điểm giao dịch của Vietcombank lại nhỏ hơn rất nhiều với chỉ 106 chi nhánh và hơn 390 phòng giao dịch.
Đơn vị: chi nhánh/ phòng giao dịch, người
Trên thực tế, mạng lưới giao dịch đồ sộ như VietinBank hay BIDV đã đem lại nhiều ưu thế vượt trội như tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt khách hàng vùng sâu vùng xa hay gia tăng độ phủ của thương hiệu. Song không phải chi nhánh, phòng giao dịch nào cũng đều có kết quả hoạt động tốt; từ đấy dẫn tới tình trạng khó quản lý chi phí, ảnh hưởng lợi nhuận.
Trong ĐHĐCĐ bất thường của VietinBank mới đây, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch ngân hàng cho biết ngân hàng này đang quy hoạch lại mạng lưới giao dịch, cũng là một trong những nội dung nằm trong phương án cơ cấu giai đoạn 2016-2020 vừa được NHNN chính thức phê duyệt. Ông cho biết, ngân hàng đang rà soát, đánh giá và xem xét cắt giảm những điểm giao dịch không hiệu quả, hiệu quả kém hoặc sẽ sáp nhập một số chi nhánh, phòng giao dịch để đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn.
Vietcombank dẫn đầu về lợi nhuận và vốn hóa
Dù có mạng lưới nhỏ hơn, vốn tự có thấp hơn nhưng Vietcombank đang có lợi nhuận cao nhất và ngày càng bỏ xa 2 ngân hàng còn lại. 9 tháng đầu năm 2018, Vietcombank có lợi nhuận trước thuế đạt tới 11.683 tỷ đồng; trong khi VietinBank và BIDV chỉ lần lượt đạt 7.254 tỷ và 7.596 tỷ, thậm chí còn thấp hơn cả Techcombank, một ngân hàng tư nhân đang có tốc độ phát triển nhanh trong những năm trở lại đây.
Giá cổ phiếu VCB của Vietcombank hiện đứng quanh mức 57.000 đồng/cp trong khi CTG của VietinBank là 24.000 đồng, BID của BIDV là 33.500 đồng/cp. Trên thị trường, vốn hóa của Vietcombank hiện đạt hơn 205,8 nghìn tỷ, trong khi BIDV là 115 nghìn tỷ và VietinBank là gần 90 nghìn tỷ.
Có thể thấy chưa cái tên nào thực sự dẫn đầu trên mọi phương diện, cả 3 “ông lớn” đều có vị trí số một ở khía cạnh nào đó và luôn có sự bám đuổi quyết liệt. Với những dự tính và kế hoạch đầy tham vọng trong tương lai, họ đều muốn vươn lên vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam.
Vietcombank đề ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, và là một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu.
Trong khi đó, VietinBank đang phấn đấu nằm trong TOP 10 ngân hàng thương mại lớn nhất ASEAN, một trong 2 ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trong TOP 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á và là một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Còn BIDV phấn đấu đến năm 2020 nằm trong top 25 ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, top 150 ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và top 400 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới.
Thực hiện những tham vọng đó, 3 “ông lớn” đều có hướng đi riêng với những lợi thế nhất định. Song cũng cả 3 đều đang đối mặt một số thách thức chung trong thời gian sắp tới như chính thức áp dụng Basel II, nâng cao năng lực tài chính bằng tăng vốn điều lệ, tái cơ cấu, xử lý quyết liệt nợ xấu. Vietcombank có lẽ là ngân hàng đang đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh này khi mới đây đã được NHNN công nhận là 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên hoàn tất việc áp dụng Basel II, cũng là ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và có nợ xấu nội bảng thấp nhất trong 3 nhà băng.
Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Thiên đường Bảo Sơn, km số 7, Đại lộ Thăng Long - An Khánh-Hoài Đức - Hà Nội
Tòa CT1A, Khu đô thị Tân Tây Đô - Tân Lập-Đan Phượng - Hà Nội
Số 41A, đường Phú Diễn - Phú Diễn-Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Số 36, đường Lê Đức Thọ - Cầu Diễn-Nam Từ Liêm - Hà Nội
Trường Cao đẳng Công nghệ - Tân Lập-Đan Phượng - Hà Nội
CN5, Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội
Số 282, đường Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn-Bắc Từ Liêm - Hà Nội
21 LÊ ĐỨC THỌ- Mỹ Đình 2-Nam Từ Liêm - Hà Nội
FLC Landmark, đường Lê Đức Thọ - Mỹ Đình 2-Nam Từ Liêm - Hà Nội
Tòa nhà Sunsquare, 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2,Nam Từ Liêm - Hà Nội
Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam, Lô LD4, Khu CN Thạch Thất - Phùng Xá-Thạch Thất - Hà Nội
Tổ dân phố Thắng Lợi, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Số 01, phố Trần Vĩ - Dịch Vọng-Cầu Giấy - Hà Nội
Số 9, phố Trần Bình - Mai Dịch-Cầu Giấy - Hà Nội
Tháp B Golden Palace Mễ Trì - Mễ Trì-Nam Từ Liêm - Hà Nội
Tòa nhà The Manor, đường Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Bưu cục Mỹ Đình II -Khu chung cư cao cấp Mỹ Đình- HN
Tòa nhà Mỹ Đình Plaza 2, số 2 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Học Viện Cảnh Sát - Cổ Nhuế 2-Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Số 80 Đường Hồ Tùng Mậu - Phố Mới-Lào Cai - Lào Cai
Số 16 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Tầng 5 - 90 Lê Văn Duyệt, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Nắm bắt xu hướng “số hóa”, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Sơn La (BIDV Sơn La) đã và đang tích cực triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng số nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc BIDV Sơn La, cho biết: Từ năm 2021 đến nay, BIDV ra mắt và triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng số mới sẵn sàng phục vụ mọi đối tượng khách hàng, như ứng dụng Smartbanking dành cho khách hàng cá nhân; mở tính năng điện tử khách hàng (eKYC) trên Smartbanking; ứng dụng BIDV iBank dành riêng cho các khách hàng tổ chức... Để triển khai hiệu quả các dịch vụ ngân hàng số, BIDV Sơn La đã chủ động lập kế hoạch, đẩy mạnh tiếp thị, giới thiệu đến khách hàng về các ứng dụng tiện ích; tổ chức tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ số ngân hàng đang triển khai. Đến nay, số lượng khách hàng cá nhân, tổ chức đã cài đặt và sử dụng các ứng dụng điện tử tăng, các giao dịch tài chính điện tử được khách hàng ưu tiên sử dụng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng.
Hiện nay, BIDV Sơn La có trên 96.600 khách hàng cá nhân sử dụng Smartbanking, tăng gấp 2 lần so với năm 2021; 589 khách hàng doanh nghiệp sử dụng BIDV iBanking, tăng gần 6 lần so với cuối năm 2021. Xu hướng giao dịch được chuyển dần từ kênh quầy sang giao dịch số, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, doanh số giao dịch qua Smartbanking đạt 64.427 tỷ đồng; doanh số giao dịch qua BIDV iBanking đạt hơn 1.831 tỷ đồng.
Gần 10 năm là khách hàng của BIDV Sơn La, trực tiếp trải nghiệm dịch vụ ngân hàng qua ứng dụng Smartbanking, chị Lê Thị Hồng, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, chia sẻ: Chỉ với ứng dụng Smartbanking, tôi có thể thực hiện mọi giao dịch mua bán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện, nước, nạp điện thoại, gửi tiền tiết kiệm, vay hoặc trả nợ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi mà không phải trực tiếp đến quầy giao dịch như trước đây.
Gần đây, BIDV Sơn La thay thế, đưa vào sử dụng 2 máy CRM (Cash Recycling Machine) - máy giao dịch tự động thế hệ mới đầu tiên ngay tại Văn phòng giao dịch Chi nhánh Sơn La. Ngoài trang bị các chức năng rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn... tương tự dòng máy ATM thông thường, CRM được bổ sung tính năng nộp tiền mặt, giúp khách hàng giao dịch thông suốt 24/7, cả ngày lễ, tết, cho phép khách hàng nộp tiền tới 100 triệu đồng/lần, tối đa 200 tờ và không giới hạn số lần nộp trong ngày. Sử dụng BIDV CRM, khách hàng chủ động việc quản lý các giao dịch tài chính của mình, không còn bị hạn chế bởi thời gian giao dịch tại quầy của ngân hàng truyền thống, mang lại sự nhanh chóng, tiện lợi và những trải nghiệm mới cho khách hàng. Thời gian tới, BIDV Sơn La sẽ thay thế toàn bộ hệ thống ATM trên địa bàn sang sử dụng CRM.
Mục tiêu đến năm 2030, BIDV trở thành ngân hàng có nền tảng số tốt nhất và có dịch vụ ngân hàng số được nhiều người sử dụng nhất, BIDV Sơn La tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số theo định hướng cá nhân hóa. Phát triển nền khách hàng phi tín dụng để gia tăng việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ, gắn kết khách hàng với ngân hàng. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các đối tác đưa các sản phẩm ngân hàng số tiếp cận khách hàng và đông đảo người dân, góp phần cùng tỉnh Sơn La đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có tổng cộng 6 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 4 quận huyện của Tỉnh Sơn La. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Huyện Mộc Châu 2 địa điểm, Huyện Mai Sơn 2 địa điểm, Thành Phố Sơn La 1 địa điểm, Huyện Mường La 1 địa điểm, ...