Tổng số người đã liên hệ hotline: 1
© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố), gồm 02 phần nằm ở 02 bên bờ Bắc và Nam sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Pray-veng (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tháng 12/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 02/1976, Nghị định của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu do các lưu dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp hình thành nên các vùng dân cư. Cùng với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị.
Sử chép: Buổi quốc sơ, tùy đất mà đặt kho (gọi là khố trường), kho đặt ở đâu lấy tên đất ở đó để thu chứa tiền thóc sản vật. Chúa thấy Gia Định khi đó đất rộng cho lập thành 09 khố trường biệt nạp gồm Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh. Trong đó, khố trường Bả Canh (từ năm 1732 thuộc châu Định Viễn) nay là vùng đất phía Bắc sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1757, Võ vương Nguyễn Phước Khoát mở mang thêm đất Tầm Phong Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giao cho Nguyễn Cư Trinh lập ba đạo: Châu Đốc (ở Hậu Giang), Tân Châu (ở Tiền Giang) và Đông Khẩu (xứ Sa Đéc) đều thuộc dinh Long Hồ. Trong đó, đạo Đông Khẩu nay thuộc vùng đất phía Nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.
Đến triều Nguyễn, ban đầu vùng đất nay thuộc Đồng Tháp nằm trên đất phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh và phủ Kiến An trấn Định Tường. Năm 1832, vua Minh Mạng thực thi công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, thành lập 06 tỉnh tại Nam kỳ (gọi là Nam kỳ lục tỉnh) gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trong đó, Đồng Tháp thuộc các huyện Vĩnh An phủ Tân Thành, huyện Đông Xuyên phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang) và huyện Kiến Đăng phủ Kiến An (tỉnh Định Tường). Đến cuối đời vua Tự Đức, trước khi có sự can thiệp của Pháp, vùng đất Đồng Tháp ngày nay chủ yếu nằm trong các huyện: An Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An (tỉnh An Giang) và các huyện Kiến Đăng, Kiến Phong (tỉnh Định Tường).
Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm có 06 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Năm 1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Đông và bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra (Inspection). Năm 1867, sau khi tiếp tục chiếm 03 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), thực dân Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai trị như các tỉnh miền Đông.
Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Trong đó, địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ yếu trong Khu thanh tra Sa Đéc gồm 03 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm 1876, khu thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính Vĩnh Long – 01 trong 04 khu hành chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01/01/1900, các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” (province). Lúc này Sa Đéc là 01 trong 20 tỉnh của Nam kỳ.
Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, tỉnh Sa Đéc được chia thành 03 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Lai Vung và Cao Lãnh. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành 01 tỉnh độc lập; đồng thời, nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành 01 Đại lý hành chính (Délégation administrative) vào năm 1925.
Cho đến tháng 8/1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh Sa Đéc gồm 03 quận: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh (phía Nam sông Tiền) và một phần các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên (phía Bắc sông Tiền).
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc thuộc Chiến khu 8 miền Trung Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên gồm 05 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Mỹ Tho); Cao Lãnh (tỉnh Sa Đéc) và Mộc Hóa (tỉnh Tân An). Năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại cho đến năm 1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 02 miền lấy Vĩ tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng 02/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các tỉnh: Châu Đốc (quận Hồng Ngự), Long Xuyên (quận Phong Thạnh Thượng và tổng An Bình), Sa Đéc (quận Cao Lãnh). Tháng 10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh về việc thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Sa Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong Thạnh đổi tên thành tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Long.
Đồng Tháp sau 30/4/1975 đến nay
Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong đó 03 tỉnh: Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 01 tỉnh mới. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 02/1976, bằng Nghị định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp chính thức được thành lập từ việc hợp nhất 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.
Năm 1976, khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 01 thị xã Sa Đéc (tỉnh lỵ) và 05 huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 02 thị trấn.
Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng chung tay góp sức, thị xã Cao Lãnh không ngừng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2007 (đô thị loại II vào năm 2020).
Bên cạnh đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 (đô thị loại II vào năm 2018); thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 (đô thị loại III vào năm 2018) và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020.
Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03 thành phố trực thuộc tỉnh (hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này).
Mặc dù các thế lực thù địch ra sức chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ, nhưng thực tế cho thấy: Bộ đội Cụ Hồ mãi là danh xưng bình dị, gần gũi mà cao quý; giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ vẫn đặc biệt thiêng liêng, mãi trường tồn theo thời gian.
Thực tiễn xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện tại cho thấy, danh hiệu và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ đã thấm đẫm vào hàng triệu con tim, khối óc của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; luôn vận động, phát triển qua các giai đoạn cách mạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong từng thời kỳ. Nói đến phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là nói đến những giá trị chuẩn mực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của người quân nhân cách mạng, tựu trung lại là: Lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn; tình đoàn kết quân dân cá-nước, trách nhiệm với nhân dân, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh... Phẩm chất, truyền thống tốt đẹp ấy, phản ánh bản chất cách mạng, nhân cách và là sức mạnh nội sinh được tích hợp ở một trình độ cao trong quá trình xây dựng, chiến đấu và công tác của Quân đội ta. Từ thực tiễn công tác huấn luyện, SSCĐ, giúp dân phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ ngày càng được thể hiện rõ nét, lan tỏa trên mọi lĩnh vực, có sức cảm hóa mãnh liệt trong đời sống xã hội.
Nét nổi bật trong phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Tiếp thu học thuyết Mác-Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam từ các phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; thường xuyên được giáo dục, rèn luyện qua thực tiễn huấn luyện, công tác, SSCĐ và chiến đấu, bảo đảm cho quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc; là công cụ bạo lực của Nhà nước, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và CNXH, được nhân dân suy tôn Bộ đội Cụ Hồ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ ngày càng tỏa sáng, thực sự là đội quân có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, nhân dân và luôn có ý chí quyết tâm, sức mạnh chiến đấu cao trước mọi kẻ thù xâm lược. Sự trung thành của Bộ đội Cụ Hồ đối với Đảng, với Tổ quốc là vấn đề có tính nguyên tắc, bất di bất dịch, luôn song hành cùng nhau, dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng không thay đổi, nó thuộc về bản chất, truyền thống đã được hun đúc, bồi đắp trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
Thực tế đó cho thấy, mọi mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch đòi: “Quân đội chỉ cần trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc”, “Tổ quốc trên hết”, “chuyên nghiệp hóa quân đội và công an càng sớm càng tốt”; “Quân đội và công an là của nhân dân nên không cần phải diễu võ dương oai”... là không có cơ sở và cũng không thể thực hiện được. Những luận điệu đó chỉ nhằm phục vụ mưu đồ của các thế lực thù địch muốn tách sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam với QĐND Việt Nam, làm lu mờ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, vô hiệu hóa sức mạnh chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Ðảng, Nhà nước và nhân dân... mà sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã trao cho QĐND Việt Nam-Bộ đội Cụ Hồ.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Bộ đội Cụ Hồ luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân chở che, đùm bọc, kề vai sát cánh cả trong đấu tranh cách mạng cũng như trong thời bình. Tình quân dân đã trở thành mẫu mực trong đời sống của người dân đất Việt và được khẳng định trong thực tiễn thông qua công tác dân vận của quân đội. “Đi dân nhớ, ở dân thương”, “Quân với dân như cá với nước”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”... đã đi vào tiềm thức đẹp khi nói về mối quan hệ đoàn kết quân dân. Phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ được thể hiện rõ khi cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, gắn bó với cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; xây dựng bản làng văn hóa, bài trừ các hủ tục, lối sống lạc hậu. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Các binh đoàn, đoàn kinh tế-quốc phòng, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp dân chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn đóng quân. Bộ đội Cụ Hồ đã chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, để họ không mắc mưu trước âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân dân của các thế lực thù địch, tin tưởng cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn kết các dân tộc anh em và tình hữu nghị với các nước láng giềng.
Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ càng tỏa sáng, có sức thuyết phục, sống động, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, khơi dậy và nhân lên mặt tích cực trong nhân dân. Điển hình là trong phòng, chống thiên tai, thảm họa môi trường và đại dịch Covid-19, quân đội đã khẳng định được vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu; hoàn thành tốt chức năng “đội quân công tác”; được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận, biết ơn. Cán bộ, chiến sĩ quân đội đã không hề do dự, tính toán thiệt hơn, có lệnh là lên đường làm nhiệm vụ; ở đâu xuất hiện điểm nóng về dịch Covid-19, những điểm sạt lở do bão lũ gây ra là cán bộ, chiến sĩ quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không nề hà bất cứ công việc gì. Những suy nghĩ, cử chỉ, hành động, việc làm của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong phòng, chống thiên tai, đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, kế thừa và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới.
Một trong những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ là “sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ra đời trong các cuộc đấu tranh cách mạng, dù thời bình hay thời chiến, với chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay; làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo chiến lược về công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bộ đội luôn tích cực, hăng say, sáng tạo trong huấn luyện, diễn tập, SSCĐ và xử lý các tình huống quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên biển, tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới... không nề hà khó khăn, vất vả, hiểm nguy. Trong bất kỳ nhiệm vụ nào, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ luôn được phát huy và tỏa sáng; nhân cách của quân đội cách mạng luôn được khẳng định trong thực tiễn; vị thế, vai trò của quân đội ngày càng thể hiện rõ nét. Hành động của Bộ đội Cụ Hồ trên hết, trước hết là vì nền độc lập, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì CNXH và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Việc làm của họ tự thân đã khẳng định rằng những giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ đang tiếp tục được vun đắp mà không một thế lực nào có thể bôi nhọ, hạ bệ hay phủ nhận...