khám phá vẻ đẹp Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa Thế giới mới của Việt Nam
Đại biểu quốc tế chúc mừng Đoàn Việt Nam. Ảnh: Minh Lý
Sau hơn 40 phút thảo luận và phản biện, vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 31/7/2010 (tức 6 giờ 27 phút ngày 01/8/2010 giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Braxin, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trở thành di sản thứ 900 trong Danh mục Di sản Thế giới.
Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước UNESCO 1972 về việc Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này có đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, một số tỉnh có Di sản Thế giới và di sản đang đề cử là Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa. Sự kiện di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới thứ 6 của Việt Nam đã khẳng định quyết tâm to lớn và những bước đi vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích đặc biệt quan trọng này: - Từ tháng 12 năm 2002, sau khi Chính phủ cho phép triển khai việc khai quật khảo cổ học tại khu vực dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định cho phép Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khai quật di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Kể từ đó tới nay, 33.000m2 của di tích khảo cổ đã được tiến hành khai quật và đã phát hiện rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật … có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 đến thế kỷ 19, với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau. - Năm 2006, thành phố Hà Nội đã thành lập Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được xếp hạng di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 16/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 12/8/2009 tại QĐ số 1271/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện trong hồ sơ đề cử là: - Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa, tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Đó là những ảnh hưởng từ Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Chămpa, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây khác. - Những lớp địa tầng khảo cổ, các di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản này ghi dấu một trung tâm quyền lực chính trị của các triều đại cai trị trên đất nước Việt Nam trong suốt 13 thế kỷ. Sau khi thảo luận về Hồ sơ, về những đánh giá của cơ quan thẩm định (ICOMOS), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã biểu quyết chấp thuận ghi di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO với tư cách là Di sản Văn hóa Thế giới với số phiếu ủng hộ rất cao. Đại biểu của hầu hết các nước thành viên tham dự phiên họp đã đến chúc mừng phái đoàn Việt Nam. Bên cạnh việc biểu quyết thông qua việc công nhận di sản, Ủy ban Di sản Thế giới cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc quản lý di sản (bao gồm cả vùng bảo vệ và vùng đệm), chương trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ mở rộng, đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch giám sát hoạt động du lịch ... Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới là một sự kiện có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với Việt Nam khi cả nước đang cùng nhau hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngày 1 tháng 8 năm 2010, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được Ủy ban di sản thế giới của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: là minh chứng đặc sắc về quá trình giao […]
Ngày 1 tháng 8 năm 2010, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được Ủy ban di sản thế giới của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia, là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử, có mối quan hệ giao lưu với khu vực và thế giới.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Cách đây hơn 10 thế kỷ, khi dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, vua Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) đã cho xây dựng lại thành Thăng Long trên nền của toà thành Đại La cũ. Thành Thăng Long gồm: Vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Trải qua hơn 1000 năm, kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã chứng kiến biết bao đổi thay bởi các triều đại Phong kiến. Các cuộc chiến tranh cũng đã phá huỷ, chôn vùi nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, nhưng dấu tích khu Hoàng thành Thăng Long vẫn còn đó. Ở khu trung tâm vẫn hiển hiện bóng dáng của toà thành cổ hình vuông được xây dựng từ thời Nhà Nguyễn vào năm 1835. Các tên gọi cổng thành xưa vẫn được dùng đặt tên cho các con phốxung quanh thành cổ như: cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông…Dẫu không còn những cung điện, song vẫn còn đó một số công trình di tích dọc theo trục trung tâm của khu Hoàng thành cũ như: Cửa Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu. Tại di tích Điện Kinh Thiên ở trung tâm Hoàng thành vẫn còn đôi rồng đá nguyên khối có từ thời Nhà Lê (thế kỷ 15). Cổng thành cửa Bắc cùng những đoạn tường thành Hà Nội còn khá nguyên vẹn. Một công trình di tích nổi bật là cột cờ Hà Nội xây dạng hình tháp, cao hơn 33 mét vẫn vững chãi theo thời gian.
Năm 2010, đúng dịp Hà Nội kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, các nhà khoa học đã phát hiện thêm dưới lòng đất nhiều công trình kiến trúc, di tích, di vật khảo cổ vô cùng quý giá về Hoàng thành Thăng Long. Đây là những bằng chứng khoa học khẳng định nơi đây liên tục là trung tâm kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long
Cùng với những di tích kiến trúc độc đáo, hàng chục ngàn hiện vật tiêu biểu cho các tầng văn hoá các thời kỳ được phát hiện đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn. Khu vực trung tâm Hoàng Thành hiện có một số công trình kiến trúc thời Pháp thuộc và công trình Nhà D67 với các di tích hầm ngầm, phòng họp dưới lòng đất. Nhà D67 chính là Tổng hành dinh, nơi Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Quân Uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những công trình này cho thấy, tất cả các cơ quan quyền lực cao nhất qua nhiều thời kỳ lịch sử đều chọn nơi đây làm trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực của đất nước. Giá trị nổi bật nhất của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội chính là “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
Từ năm 2010 đến nay, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ Khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long, trong đó có việc tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học, tăng cường nghiên cứu làm rõ giá trị các di tích kiến trúc thời Tiền Nguyễn trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long.
Trong năm 2013, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện khai quật tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội và mở rộng khai quật khu vực Điện Kính Thiên. Thành phố cũng giao Trung tâm bảo tồn di sản thường xuyên quản lý vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đảm bảo an toàn và cảnh quan hài hòa với di sản, tiến tới mở rộng vùng đệm, vùng chuyển tiếp phía Bắc, Đông và Nam khu di sản, đồng thời chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với các chuyên gia, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý để hoàn thành dự thảo kế hoạch quản lý khu di sản…
Năm 2016, để tiếp tục phục vụ cho việc phục hồi và bảo tồn khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và bổ sung một số hạng mục dự án quy hoạch khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Theo đó, giai đoạn I sẽ tiến hành chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao thuộc khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến năm 2018. Mục tiêu của dự án là nhằm tạo mặt bằng sạch, cảnh quan thông thoáng, liên thông các điểm di tích từ Bắc Môn đến Kỳ Đài. Cải tạo, trùng tu các công trình kiến trúc phù hợp với chức năng mới của khu di sản. Với quy mô xây dựng bao gồm: Tháo dỡ, hạ giải nhà cấp 4, nhà tạm không còn giá trị lịch sử; tu bổ, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị; tôn tạo sân vườn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 10.668m2 khu vực phía Bắc Thành cổ Hà Nội…
Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên.
Hiếm có di sản nào mà những giá trị còn ẩn giấu thậm chí còn lớn hơn cả những giá trị đã biết như Hoàng thành Thăng Long. Bởi thế, nhiệm vụ vừa nghiên cứu, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị của khu di sản văn hóa thế giới này là hết sức đặc biệt.
Ðúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa thế giới. Nhiều nhà khoa học ví đường Hoàng Diệu là gáy một pho sử, còn hai bên, Khu Thành cổ và Khu khảo cổ số 18 phố Hoàng Diệu là những trang sử vàng bằng hiện vật.
Song những trang sử đó còn ẩn giấu nhiều bí mật nằm trong lòng đất. Những kiến trúc còn lại của thành quách xưa còn quá ít ỏi: Kỳ đài, Ðoan Môn, nền Ðiện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc. Thời điểm đó, khu vực Thành cổ chỉ mới phát hiện dấu tích kiến trúc thời Trần, thời Lê qua vài hố khai quật khảo cổ nhỏ.
Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giáo sư Tống Trung Tín từng chia sẻ rằng, hiếm có một di sản nào độc đáo như Hoàng thành Thăng Long, khi những giá trị chưa biết còn lớn hơn những giá trị đã biết.
Cũng chính bởi lý do này, ngay sau khi trở thành Di sản Văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Ðến hết năm 2013, các nhà khoa học đã khai quật khoảng 10.000 m2. Các vị trí khai quật được tính toán hết sức kỹ càng, bởi diện tích dù rất lớn, vẫn như "muối bỏ bể" so với tổng diện tích hàng chục héc-ta của di sản.
Ðúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa thế giới. Nhiều nhà khoa học ví đường Hoàng Diệu là gáy một pho sử, còn hai bên, Khu Thành cổ và Khu khảo cổ số 18 phố Hoàng Diệu là những trang sử vàng bằng hiện vật.
Và những cuộc khai quật đó chính là một hành trình khẳng định giá trị. Thời Lý, nổi bật nhất là những đường nước lớn, rộng tới khoảng 2m, được thi công, gia cố kỹ càng, vẫn bền vững sau cả nghìn năm lịch sử. Kiến trúc bằng gỗ dễ bị hư hại bởi thời gian, nhưng những hố móng cột qua các thời kỳ giúp thế hệ hôm nay hình dung nơi đây đã từng tồn tại những công trình thổ mộc quy mô.
Tương tự là những phế tích kiến trúc dày đặc thời Trần, mà đáng chú ý nhất là con đường trang trí hình hoa chanh nối từ Ðoan Môn đến khu vực Ðiện Kính Thiên - trục Thần đạo, lối vua ngự giá của Hoàng thành thời Trần dần hiển lộ. Nhưng rõ nét nhất là những dấu tích kiến trúc thời Lê và Lê Trung hưng, để ta có thể hình dung ra nơi thiết triều - Ðiện Kính Thiên, sân Ðan Trì - nơi bách quan tụ họp dưới thềm rồng khi dự thiết triều.
Những hố móng cột, móng tường, gạch lát nền là cơ sở để chúng ta nhận diện quy mô không gian; những viên gạch, ngói trang trí, những cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng… là cơ sở để các nhà khoa học tái hiện kiến trúc.
Phó Giáo sư Tống Trung Tín chính là người phụ trách công trường khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long suốt cả chục năm qua. Ông cho biết: "Hành trình nghiên cứu về Ðiện Kính Thiên là hành trình đi từ không đến có. Từ chỗ chỉ có mỗi nền của Ðiện Kính Thiên, rồi Ðiện Long Thiên (thay thế Ðiện Kính Thiên dưới thời Nguyễn), đến nay, chúng ta đã đi được 60-70% tiến trình phục dựng Ðiện Kính Thiên. Mỗi lần khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long là một lần chúng ta làm rõ thêm giá trị".
Song song với phần nghiên cứu giá trị vật thể, những hoạt động, nghi lễ cung đình xưa được triển khai. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc ví các nghi lễ là hồn cốt của Hoàng thành Thăng Long và đây là yếu tố dứt khoát phải nghiên cứu, tìm tòi, phục dựng. Cái khó của phục dựng nghi lễ cung đình xưa ở Hoàng thành Thăng Long là tư liệu ít ỏi, Thăng Long không còn là kinh đô kể từ năm 1802, chưa kể chiến tranh, loạn lạc…
Nhưng với nỗ lực của các nhà khoa học, nhiều nghi lễ được phục dựng: Lễ Táo quân, Lễ Thượng nêu (dựng cây nêu), Lễ Tiến lịch, Tết Trung thu, Tết Ðoan dương… Hằng năm, những nghi lễ này thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Ðánh giá về nghiên cứu, phục dựng các nghi lễ, Trưởng Ðại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Johnathan Baker cho biết: "Tại đây, cơ quan di sản đã nghiên cứu để tạo sự gắn kết giữa di sản vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Tôi cảm nhận rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa di sản và việc khôi phục các nghi thức truyền thống làm di sản sống trong thời kỳ đương đại".
Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội còn tổ chức những lớp học giáo dục di sản để thế hệ trẻ hiểu hơn, gắn bó hơn với di sản thông qua các chương trình: "Em tìm hiểu di sản" và "Em làm nhà khảo cổ". Mỗi năm, không tính hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tham quan, hàng chục nghìn học sinh các cấp đã tham gia hoạt động trải nghiệm, qua đó, nuôi dưỡng tình yêu di sản trong các em.
Giai đoạn mới trong nghiên cứu, phát triển
Từ thực tiễn nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. Phái đoàn của UNESCO và ICOMOS đã đến Hà Nội thăm di sản vào tháng 7/2023 để đánh giá tính khả thi của các đề xuất này.
Tại kỳ họp lần thứ 46 tổ chức cuối tháng 7 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43 chấp thuận các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Những vấn đề quan trọng nhất mà UNESCO chấp thuận là: Việc nghiên cứu khảo cổ học, việc tháo dỡ những công trình không đóng góp vào giá trị phổ quát nổi bật của di sản, và đang xâm phạm Trục trung tâm (trục Thần đạo), tái thiết Ðiện Kính Thiên…
Thực tế nghiên cứu khảo cổ những năm qua, đặc biệt là các cuộc khai quật khảo cổ năm 2022, 2023 cho thấy, tòa nhà Cục Tác chiến đang nằm trên chính trục Thần đạo, sân Ðan Trì. Ngoài công trình này, còn một công trình khác là tòa nhà Bộ Chỉ huy Pháo binh cũng do người Pháp xây dựng tại chính vị trí Ðiện Long Thiên (trước đó, nhà Nguyễn xây dựng Ðiện Long Thiên tại vị trí Ðiện Kính Thiên làm hành cung).
Cuộc khai quật khảo cổ năm 2023 là đột phá có tính bước ngoặt trong nghiên cứu khi tại khu vực nền Ðiện Kính Thiên, các nhà khoa học tìm thấy địa tầng văn hóa trải dài qua hàng nghìn năm, sớm nhất là thời kỳ Ðại La, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng đến Nguyễn.
Ðáng chú ý nhất là đã tìm thấy 12 móng cột thời Lê Trung hưng với tám móng đơn có kích thước rất lớn, bề mặt 2,3m x 2,4m, bề mặt đầm sỏi, dày tới 2,1m và bốn móng kép. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định bước đầu vì kèo kiến trúc Ðiện Kính Thiên thời Lê Trung hưng gồm sáu cột, trong đó lòng nhà có bốn cột, kích thước lòng nhà khoảng 6,8m, các gian kích thước khoảng 5,58m, hiên rộng khoảng 3,4m. Tuy nhiên, nhiều móng cột (theo dự đoán) hiện đang nằm dưới tòa nhà Bộ Chỉ huy Pháo binh.
Cuộc khai quật khảo cổ năm 2023 là đột phá có tính bước ngoặt trong nghiên cứu khi tại khu vực nền Ðiện Kính Thiên, các nhà khoa học tìm thấy địa tầng văn hóa trải dài qua hàng nghìn năm, sớm nhất là thời kỳ Ðại La, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng đến Nguyễn.
Mặc dù hai kiến trúc Pháp sau này từng có thời gian được Bộ Quốc phòng sử dụng, ghi dấu ấn trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng để có thể hiểu biết sâu hơn, tôn vinh những giá trị phổ quát nổi bật của di sản, nhất là việc tái thiết Ðiện Kính Thiên, chúng ta phải có giải pháp ứng xử phù hợp, trong đó UNESCO chấp thuận việc "tháo dỡ có kiểm soát".
Nhiều nhà khoa học khẳng định: Từ khi được ghi danh, những cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO đều được phía Việt Nam và Hà Nội thực hiện hết sức nghiêm túc.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là người gắn bó với văn hóa Hà Nội và từng có thời gian làm Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội chia sẻ: "Việc UNESCO chấp thuận các đề xuất của Việt Nam trong bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long cho thấy những đề xuất của Việt Nam có cơ sở khoa học và hết sức đúng đắn, vừa bảo vệ được giá trị cốt lõi và phát huy được giá trị di sản. Tôi và nhiều chuyên gia thống nhất cho rằng đây là hình mẫu bảo tồn di sản, mà các di sản khác trên thế giới có thể tham khảo. Phải khẳng định Cục Tác chiến, Bộ Chỉ huy Pháo binh là di sản cách mạng, gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên, những công trình như tòa nhà nằm trên những vị trí cản trở phát huy giá trị cốt lõi của di sản, trong đó có việc phục dựng Ðiện Kính Thiên. Vậy chúng ta nên ứng xử thế nào cho hợp lý? Tôi lấy thí dụ những vấn đề lịch sử diễn ra tại đây chắc chắn có thể được ghi lại, lưu trữ, phổ biến bằng nhiều cách: Công nghệ cao, tư liệu, tài liệu… Với những gì chúng ta đã triển khai, tôi tin tưởng cơ quan quản lý, các nhà khoa học sẽ có giải pháp tối ưu. Tôi nhấn mạnh là giải pháp tối ưu chứ không có giải pháp hoàn toàn hay, hoặc hoàn toàn dở".
Phó Giáo sư Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì cho rằng, việc hạ giải là một lựa chọn khó khăn: "Ðể phục dựng lại Ðiện Kính Thiên và sân Ðan Trì chúng ta buộc phải đối mặt với một sự lựa chọn không dễ dàng. Việc tháo dỡ tòa nhà Cục Tác chiến để dành không gian tái dựng Ðiện Kính Thiên và sân Ðan Trì chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng phục dựng lại Ðiện Kính Thiên và sân Ðan Trì cũng là cách để hoàn thiện và bảo tồn di sản một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Như vậy, di sản không chỉ là những công trình vật chất cũ kỹ, mà còn là lựa chọn giá trị văn hóa, lịch sử để truyền lại cho thế hệ tương lai. Hy vọng rằng qua sự lựa chọn này, chúng ta sẽ có thể bảo tồn một cách trọn vẹn những giá trị lịch sử văn hóa của Hoàng thành Thăng Long".
Từ ngày 01/01/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long: 70.000 đồng/lượt/khách. (Giá vé tham quan sẽ thay đổi từ ngày 01/01/2025: 100.000 đồng/lượt/khách)
ĐỐI TƯỢNG NỘP PHÍ: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long phải nộp phí thăm quan.
THỜI GIAN KHÔNG THU PHÍ: Không thu phí ngày di sản văn hóa 23/11.
Người dân tham quan Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN
Để quảng bá giá trị khu di sản, thu hút du khách, chiều 22/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Xây dựng sản phẩm và kết nối phát triển du lịch tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long” với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp du lịch.
Một điều ai cũng nhận thấy, khu di sản Hoàng thành Thăng Long có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nổi bật là dấu tích khảo cổ học trong lòng đất, các công trình kiến trúc Kỳ đài, Đoan môn, Bắc môn, Hậu lâu, thềm điện Kính Thiên, dấu ấn lịch sử cách mạng Nhà và hầm D67, Hầm chỉ huy của Cục tác chiến cùng không gian thoáng đãng, trong lành.
Trong rất nhiều nỗ lực kéo khách đến tham quan, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội xây dựng nhiều tour du lịch giúp khách khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Các tour du lịch này phù hợp với từng nhu cầu của các đối tượng khách và thời gian khách tham quan ở đây.
Cụ thể, tour tham quan di sản tổng thể Hoàng thành Thăng Long được xây dựng giúp cho khách có cái nhìn tổng thể, chiều sâu về di tích. Tour tâm linh về nguồn tham quan thềm điện Kính Thiên, Hậu lâu và Bắc môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại, dành cho du khách là phụ nữ, người trung niên và người cao tuổi. Tour tham quan cho học sinh cấp 2 - 3 tham quan, xem phim, tương tác dán quạt, vẽ gốm…
Tour dành cho trẻ em tiểu học, các em tham gia trò chơi, xem phim, tham quan di tích khảo cổ, tham gia chương trình tương tác “Em làm nhà khảo cổ”. Đặc biệt, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội xây dựng tour đặc thù khám phá Hoàng thành về đêm kết hợp với tổ chức các sự kiện văn hóa ngoại giao tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Bên cạnh đó còn có tour ngoài giờ phục vụ du khách.
Cũng để làm phong phú thêm các hoạt động tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội thường niên các dịp lễ Tết như: Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế vào đầu Xuân, chương trình Vui tết Trung thu, lễ trồng cây nêu và thả cá chép vào dịp Tết ông Công ông Táo...
Hiện tại, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội mở cửa tham quan cả buổi trưa, tạo điều kiện tốt nhất cho khách tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Tại buổi tọa đàm, các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp lữ hành đánh giá cao các giá trị của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị để hoàn thiện hơn điểm đến, tăng tính hấp dẫn cho khu di sản.
Theo ông Nguyễn Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Hà Nội cho rằng, trong quá trình khai thác phát triển du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cần bảo tồn các giá trị truyền thống, xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng đối tượng và thị trường khách. Ví dụ đối với khách quốc tế cần giới thiệu sâu sắc hơn giá trị lịch sử thời hiện tại ở các di tích kháng chiến. Điểm đến này cần đầu tư cửa hàng lưu niệm, phòng chiếu phim giới thiệu về di sản, tổ chức thêm các sự kiện, hội thảo liên quan.
© 2021 | Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường
Tới dự Hội thảo, về phía quốc tế có đại diện Trung tâm Di sản thế giới, phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Nao Hayashi; Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) - cơ quan tư vấn độc lập cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Marie Laure Lavenir; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart.
Về phía T.Ư, có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương; Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO - Bộ Ngoại giao…
Về phía Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND Chử Xuân Dũng; nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường Trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng...
Nhận thức sâu sắc, toàn diện giá trị di sản
Hội thảo nhằm đánh giá những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là kết quả khai quật khảo cổ học kể từ khi khu di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới; trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như tham vấn khoa học về định hướng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị khu di sản.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Hơn 1.000 năm trước, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt, lấy tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật Rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ 11 - thế kỷ 12) đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 - thế kỷ 20), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.
Cuộc khai quật khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích lịch sử trải dài 13 thế kỷ, với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau, khẳng định đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời; là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu; đồng thời là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cũng như phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
“Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009; được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc – UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010)” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay.
Để góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về những giá trị căn bản của khu di sản, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý tham góp nhiều ý tưởng tâm huyết, sáng tạo, đưa ra các giải pháp khả thi để gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Những kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở khoa học để Hà Nội xây dựng phương án khôi phục, tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản cũng như thực hiện nghiêm những cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với khuyến nghị của ICOMOS để Hoàng Thành Thăng Long mãi là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam.
Kỳ vọng phục dựng điện Kính Thiên trong 10 năm
Thảo luận tại Hội thảo, PGS.TS Tống Trung Tín - Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu tại khu vực trung tâm của khu di sản, với tổng diện tích 8.440 m2. Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long; đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao, góp phần nghiên cứu, khôi phục chính điện Kính Thiên.
Trao đổi thêm về công tác nghiên cứu phục dựng chính điện Kính Thiên thời Lê tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, TS Nguyễn Văn Sơn - Hội Sử học Hà Nội chia sẻ: Chính điện Kính Thiên là kiến trúc trung tâm của Cấm thành Thăng Long, nơi đặt ngự tọa của Hoàng đế, biểu trưng cao nhất của quyền lực quốc gia Đại Việt thời Lê. Nghiên cứu hoàn trả không gian điện Kính Thiên là công việc hết sức cấp thiết có ý nghĩa và giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc không chỉ đối với Thăng Long - Hà Nội mà còn với cả nước.
“Để có cứ liệu phục dựng điện Kính Thiên, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực; khảo cổ học, sử học, kiến trúc, mĩ thuật... Trước hết, là làm rõ quy mô cấu trúc của chính điện, với việc hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu gồm: Hình thức và thiết kế, vật liệu và chất liệu, cách sử dụng và chức năng, truyền thống và kỹ thuật, vị trí và nơi dựng lập, tinh thần và cách thể hiện và những nhân tố khác bên trong, bên ngoài di sản. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ cho phép dựng lên các chiều kích nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của chính điện Kính Thiên. Nếu việc này được tiến hành liên tục trong 3 -5 năm thì trong vòng 10 năm tới chúng ta có hi vọng để phục dựng điện Kính Thiên”- TS Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm về phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích, GS Ueno Kunikazu (Đại học nữ Nara - Nhật bản) giới thiệu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thế kỷ thứ VIII, thế kỷ thứ IX được phục dựng thành công tại Nhật bản và cho biết: “Trước tiên cần dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học, để dựng lên phác thảo chính xác tới 70-80% công trình kiến trúc cổ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựng mô hình ở tỉ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi cũng kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc”.
Ngày 9/9, Hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận làm rõ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản - thực tiễn kinh nghiệm và định hướng; qua đó tìm ra hướng đi tích cực để công tác này đạt hiệu quả cao nhất, làm tiền đề cho công tác quản lý bền vững di sản, vì sự phát triển của các khu Di sản văn hóa thế giới.
Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất. Tôi muốn nhấn mạnh rằng nghiên cứu và bảo tồn di sản là một quá trình rất lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch và thực hiện một cách chiến lược. Đồng thời, các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong nghiên cứu cần được xác định rõ ràng Việc ghi tên Khu Trung tâm của Hoàng thành vào Danh sách Di sản thế giới của UNESCO là một vinh dự tạo ra những cam kết và trách nhiệm mới cho tất cả mọi người.
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.
Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945). Ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.
Khu di sản Hoàng thành Thăng Long uy nghi giữa lòng Hà Nội trong suốt 14 thế kỷ qua, chứng kiến và ghi dấu những đổi thay về văn hóa qua các thời kỳ lịch sử của cả dân tộc.
Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nằm trên con đường Hoàng Diệu với diện tích vùng đệm là 108 ha và diện tích vùng lõi là 18,395ha, bao gồm: Khu di tích thành cổ Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội) và Khu di tích khảo cổ (số 18 Hoàng Diệu, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội)
Khu di tích tích thành cổ Hà Nội bắt đầu khởi nguồn từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê và được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Hoàng thành Thăng Long - số 19C Hoàng Diệu, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội.
Thăng Long - Hà Nội chịu ảnh hưởng văn hóa từ nền văn hóa phương Đông, phương Tây, của chủ nghĩa thực dân và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ II. Với bề dày 1000 năm lịch sử, di tích vẫn mang nhiều dấu ấn giá trị văn hóa sâu đậm trong quá trình giao thoa, chịu ảnh hưởng từ các tác động nội, ngoại cảnh. Đặc biệt khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là bộ phận quan trọng nhất, phản ảnh sinh động về lịch sử phát triển lâu đời của Kinh thành Thăng Long - Kinh đô Đại Việt qua nhiều bằng chứng về khảo cổ tìm được. Dù có nhiều đổi thay theo thời gian và biến cố lịch sử nhưng phải khẳng định di tích ở Hoàng thành mang tầm quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Một số di tích được khai quật và giữ gìn tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu... cùng với các di vật khảo cổ, cổ vật trên mặt đất và dưới lòng đất. Đồng thời, những nét mỹ thuật, văn hóa từ các di tích mỹ thuật, kiến trúc từ thời Lý trở đi và trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với các quốc gia trên thế giới đã làm cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một trong những di sản văn hóa lớn nhất của dân tộc Việt Nam và mang tầm vóc của thế giới.
Hoàng thành Thăng Long - địa điểm không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.
Đến thăm quan Hoàng thành Thăng Long, được hòa mình vào không gian văn hóa - lịch sử nơi đây, bạn Phí Thị Khánh Huyền (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình rất thích không khí khi bước vào Hoàng thành Thăng Long, mặc dù thời tiết ngoài trời khá nóng nhưng có nhiều cây to, nên vô cùng mát mẻ và dễ chịu. Điều làm mình cảm thấy ấn tượng nhất khi đến Hoàng thành Thăng Long đó chính là có rất nhiều di vật làm bằng đá, đất nung tinh xảo từ nhiều thời kỳ, rất đẹp và còn khá nguyên vẹn. Là một người yêu thích lịch sử nước nhà, vì vậy khi đến Hoàng thành, được ngắm nhìn những dấu tích văn hóa cổ xưa sót lại được trưng bày đó khiến mình cảm thấy vô cùng xúc động và thêm tự hào về văn hóa của dân tộc mình.”
Được khai quật vào tháng 12 năm 2002, nằm bên ngoài khuôn viên của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu có tổng diện tích là 4,53 ha. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích nền móng của các công trình gỗ và nhiều di vật có giá trị và tuổi đời lớn. Hơn nữa, nơi đây còn tìm được minh chứng quan trọng của nhiều loại hình di vật cung điện xưa ẩn sâu dưới lòng đất. Ngoài ra khu tích còn phát hiện nhiều đồ dùng, vật dụng của các nước như: Nhật Bản, Tây Á,... thể hiện quá trình tiếp biến văn hóa của Thành Thăng Long.
Khu di tích khảo cổ - số 18 Hoàng Diệu.
“Đây là lần đầu tiên mình tới Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây rất rộng, không khí thoáng đãng mang cho mình cảm giác yên bình vô cùng. Mình không chỉ được tham quan, tìm hiểu về các di tích, cổ vật trưng bày thể hiện văn hóa đặc trưng của từng giai đoạn thời kỳ của nước ta bên trong khu di tích thành cổ Hà Nội mà còn được tham quan khu di tích khảo cổ. Mình quan sát được thấy có khá nhiều các di vật cổ, dấu tích kiến trúc cổ truyền của Việt Nam được khai quật dưới lòng đất mang cho mình cảm giác thích thú, bồi hồi khó tả”, bạn Minh Thư (Hải Phòng) chia sẻ.
Những giá trị văn hóa đậm nét nơi Hoàng thành đã mang tới cho công trình kiến trúc độ Hoàng thành Thăng Long trở thành một trong những di sản văn hóa lớn nhất Việt Nam đồng thời mang tầm vóc của quốc tế khi được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (2010).
Hoàng thành Thăng Long nơi lưu giữ, chứa đựng những giá trị văn hóa khổng lồ trong quá trình biến đổi và phát triển từ các triều đại phong kiến cho tới nay đã phần nào khẳng định sức sống mãnh liệt, bền bỉ của một nền văn hóa lâu đời đậm nét bản sắc của người Việt.