Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Khoa Giáo dục Tiểu học, năm 1990, cô Hoa được nhận vào công tác tại Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp với nhiệm vụ Bí Thư Đoàn ngành. Năm 1993, cô được phân công về công tác tại Quận Đoàn Gò Vấp với chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ - Chủ tịch Hội đồng Đội quận Gò Vấp. Tháng 4/1997, khi Quận 12 được thành lập, cô về công tác tại Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 12. Tháng 9/2012, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, đến tháng 8/2013 cô giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, Quận 12 cho đến nay.
Điều kiện để được dạy học sinh khuyết tật?
Học sinh khuyết tật là những học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể (như tay, chân, mắt,...) hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật (các tật về mắt, tật về chân tay,...), những điều này khiến cho việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT thì học sinh khuyết tật hiện nay đang được tạo điều kiện tối đa trong học tập, áp dụng phương pháp giáo dục hòa nhập. Theo Thông tư 03 thì: “Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.” Theo quy định này thì các em khuyết tật sẽ được học chung lớp với các em học sinh không bị khuyết tật, được học tập, giáo dục như nhau.
Hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật đặt ra yêu cầu, điều kiện riêng đối với giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật.
Như vậy, về cơ bản giáo viên đảm bảo các tiêu chuẩn nhà giáo (tốt nghiệp sư phạm, các chứng chỉ theo yêu cầu, trình độ ngoại ngữ, tin học) thì có thể dạy học sinh khuyết tật. Tuy nhiên vì học sinh khuyết tật cần nhiều sự hỗ trợ, quan tâm hơn trong học tập nên đòi hỏi các giáo viên giảng dạy tại lớp có học sinh khuyết tật phải:
- Tôn trọng và thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho người khuyết tật.
- Bảo mật thông tin của học sinh khuyết tật cũng như gia đình của họ.
- Phối hợp cùng với nhân viên hỗ trợ về giáo dục người khuyết tật và gia đình để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả.
- Phát hiện các vấn đề phát sinh khi dạy học sinh khuyết tật và đề xuất giải pháp xử lý.
- Tư vấn cho học sinh khuyết tật và gia đình về các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, định hướng nghề nghiệp,...
- Phối hợp với các giáo viên khác, các cơ quan liên quan để cùng xây dựng môi trường dạy học sinh khuyết tật thân thiện.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy học sinh khuyết tật.
Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật
Trước tiên, giáo viên dạy học sinh khuyết tật muốn được hưởng các chế độ phụ cấp cần đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong các trường công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp trong trường công lập dành riêng cho người khuyết tật.
- Giáo viên không chuyên trách dạy trong lớp dành riêng cho người khuyết tật trong trường công lập.
- Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập của trường công lập.
- Giáo viên (GV) không chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập của trường công lập.
Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật gồm:
* Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo Điều 8 Nghị định 113/2015 của Chính phủ thì giáo viên dạy học sinh khuyết tật nhận phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, hệ số cụ thể như sau:
- Hệ số 0,3 áp dụng với: (1) GV chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong trường công lập hoặc trong lớp dành riêng cho người khuyết tật tại trường công lập và (2) GV không chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp riêng cho người khuyết tật tại các trường công lập.
- Hệ số 0,2 áp dụng với: GV dạy lớp hòa nhập trong trường công lập.
* Phụ cấp ưu đãi dạy người khuyết tật
Cũng theo Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP thì:
Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Trong đó, các mức % có sự thay đổi từ 70%, 40%, 45%, 50%,... tùy từng trường hợp khác nhau.
* Các chế độ liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT thì ngoài tiền phụ cáp trách nhiệm công việc và phụ cáp ưu đãi thì GV dạy học sinh khuyết tật lớp hòa nhập còn được hưởng các chế độ khác như:
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
- Được tham quan, tham gia học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
- Được khen thưởng khi GV có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục hòa nhập.
Cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật
Theo Điều 9 Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH thì cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật như sau:
Công thức tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc và tiền phụ cấp ưu đãi đã nêu ở mục trên. Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề về cách tính như sau:
- GV không chuyên trách dạy người khuyết tật: Tính theo số giờ dạy người khuyết tật thực tế.
- GV chuyên trách dạy người khuyết tật: Tiền trợ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và tiền này không dùng để tính, để đóng hưởng BHXH.
- Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật gồm:
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi học ở trong nước mà không tham gia giảng dạy liên tục trên 03 tháng;
+ Thời gian giáo viên nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản vượt quá thời hạn mà pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.
+ Thời gian giáo viên bị đình chỉ giảng dạy.
Bài viết nêu trên đã cung cấp thông tin về
? cho mọi người theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp luật khác, xin hãy liên hệ tổng đài