Du Lịch Hà Nội 2023

Du Lịch Hà Nội 2023

Tối 11/3, Sở Du lịch Hà Nội chủ trì tổ chức Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2023 - Get on Hà Nội 2023” với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu”.

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò

- Đối với sinh viên, người cao tuổi, người thuộc diện chính sách, người khuyết tật: 15.000 VNĐ

- Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người có công với cách mạng, thành viên hội Cựu chiến binh, liên lạc kháng chiến, Ban Liên lạc các Nhà tù trong cả nước: miễn phí.

Chùa Trấn Quốc từng lọt top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa nằm trên một hòn đảo xinh xắn giữa Hồ Tây. Chùa có lịch sử hơn 1.500 năm, là nơi tu hành của nhiều vị chư tôn đức và là niềm tự hào của kinh thành Thăng Long.

Tại địa điểm tham quan này, bạn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến ​​trúc cổ kính như Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15 m, 11 tầng hay Đại Hùng Bảo điện. Bạn cũng có thể tận hưởng không khí thanh tịnh và yên bình khi ngắm nhìn Hồ Tây thơ mộng và nghe tiếng chuông chùa vọng xa.

Hà Nội là thành phố có nhiều nhà cổ đẹp và lâu đời. Trong số đó, căn nhà cổ 87 Mã Mây nổi bật với kiến ​​trúc độc đáo và được bảo tồn tốt. Đây là một phần ký ức quý giá của người dân Hà Nội.

Ngày xưa, căn nhà này thuộc quyền sở hữu của tư nhân và đã trải qua nhiều đời chủ. Nhờ sự bảo đảm của Hội đồng thành phố Toulouse (Pháp), Ban quản lý Phố Cổ đã tiến hành bảo tồn căn nhà từ năm 1999. Đến với Hà Nội, bạn không thể bỏ qua cơ hội tham quan địa điểm nhà cổ này.

Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những điểm đến thu hút nhất ở Hà Nội. Ngõ lạc tại số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, ngay điểm giao nhau của 3 con phố lớn là Nhà Thờ, Lý Quốc Sư và Nhà Chung. Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp thuộc và mang kiến ​​trúc Gothic Châu Âu đặc trưng số 1. Không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng khám phá Giáo dân mà còn là điểm tham quan, du lịch, check – in cực chất hot dành cho giới trẻ.

Nhà thờ lớn Hà Nội mở cửa miễn phí cho khách tham quan tất cả các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 7, nhà thờ sẽ đón khách từ 8:00 – 11:00 và 14:00 – 20:00. Riêng chủ nhật, du khách có thể đến tham quan vào các khung giờ 7:00 – 11:30 hoặc 15:00 – 21:00.

Bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là nơi ăn ở cho con gái của quan chức Pháp trên toàn Đông Dương về học tại Hà Nội. Bảo tàng thu hút một lượng lớn du khách trong nước và ngoài nước không chỉ bởi chất lượng của các bộ sưu tập hiện vật, mà còn ở cả phần kiến ​​trúc nghệ thuật và tòa nhà lịch sử.

Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam

Một bảo tàng về quân sự khác, dành riêng cho các bạn yêu thích những trận không kích thể hiện hách của quân đội Việt Nam, đó là Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam. Ra đời vào năm 2007, đây là nơi lưu giữ rất nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật giới thiệu sự hình thành, xây dựng và chiến đấu không ngừng của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam.

Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng Hà Nội

Một địa điểm du lịch check-in thu hút nhiều bạn trẻ đó là Bảo tàng Gốm Bát Tràng Hà Nội, hay còn gọi là Bảo tàng Xoáy, Bảo tàng Bát Tràng, nằm ở Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm.

Được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20, Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến ​​trúc đẹp và sang trọng, nơi diễn ra các chương trình công nghệ kỹ thuật đa dạng. Nhà hát nằm ở số 1A phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, trên quảng trường Cách mạng tháng Tám rất thuận tiện để tham quan.

Kiến trúc của nhà hát do hai kiến ​​trúc sư Harlay và Broyer thiết kế theo phong cách của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp.

Hồ Tây là một trong những danh thắng nổi tiếng của Thăng Long từ xa xưa. Các vua chúa thời Lý-Trần đã xây dựng nhiều cung điện xung quanh hồ để nghỉ mát và giải trí, bao gồm cung Thúy Hoa (nay là chùa Trấn Quốc), cung Từ Hoa (nay là chùa Kim Liên) và điện Thụy Chương ( nay là Trường Chu Văn An).

Ngày nay, hồ Tây thu hút rất nhiều du khách bởi không chỉ là danh thắng nổi tiếng mà còn có nhiều di tích lịch sử, khu du lịch vui chơi giải trí và biệt thự sang trọng soi bóng xuống mặt hồ xanh thơ mộng. Quánh hồ có các khu vui chơi như: Công viên nước Hồ Tây, Địa điểm biểu diễn âm nhạc Hanoi Rock City, quán cà phê, cây cô đơn Hồ Tây, Sunset Bar,...

Ga Hà Nội, còn gọi là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga cổ do Pháp xây dựng. Được khánh thành vào năm 1902, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của thủ đô. Ga nằm tại số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm và được chia thành 2 khu: khu A phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất và khu B thuộc địa phận của phố Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa.

Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Bên trên có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3.

Đây là một địa danh có dãy núi đẹp với độ dài khoảng 1,5 km. Vào cuối thu, từ tháng 11 trở đi, khi tiết trời mát mẻ và hơi se lạnh, cỏ lau mọc ở các sườn đồi sẽ nở bung tạo nên khung cảnh đẹp thơ mộng. Đảm bảo rằng bạn sẽ có những tấm hình xinh lung linh cho mà xem.

Như vậy, OnTripquest đã giới thiệu đến bạn những địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn và đáng tham quan nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ tại thủ đô Hà Nội. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ!

Các trải nghiệm độc lạ ở Hà Nội:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội năm 2023 (VITM 2023) với chủ đề "Du lịch văn hóa" nhằm làm sáng rõ hơn về những giá trị văn hóa góp phần xây dựng, định vị thương hiệu cho du lịch Việt.

Giải đáp thắc mắc về chủ đề này của VITM 2023, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: “Du lịch văn hóa là một khái niệm không mới nhưng hoạt động thì mới. Vậy triển khai du lịch văn hóa như thế nào? Hội chợ VITM lần này chính là dịp để giới thiệu các giá trị văn hóa và hướng doanh nghiệp du lịch đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của Việt Nam”.

Thăm các gian hàng tại hội chợ, có thể thấy tính văn hóa được thể hiện rõ ràng và đậm nét hơn so với các kỳ VITM trước. Tại gian hàng của du lịch Thủ đô Hà Nội, bình hoa loa kèn, loài hoa đặc trưng của tháng tư Hà Thành nổi bật cùng chiếc ghế sơn mài dưới mái mô hình Khuê Văn Các đặc biệt thu hút khách đến chụp ảnh. Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) chia sẻ: “Du lịch văn hóa là thế mạnh của Hà Nội. Gian hàng của thành phố với chủ đề “Huyền tích Thăng Long-Ngàn năm di sản” có nhiều hoạt động giới thiệu các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật gắn với du lịch, trình chiếu các video clip giới thiệu điểm đến. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu một số tuyến điểm di sản, tour du lịch văn hóa như: Hoàng thành Thăng Long, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, kết nối trung tâm Hà Nội-thành Cổ Loa, Bát Tràng, đền Phù Đổng, chùa Thầy...”.

Đến gian hàng của tỉnh Đồng Nai, du khách như về miệt vườn cây trái. Ông Huỳnh Đức Huệ, chủ cơ sở du lịch sinh thái vườn làng bưởi Tân Triều Năm Huệ mời chúng tôi nhâm nhi rượu bưởi mà ông đã kỳ công nghiên cứu thành công. “Giống bưởi đặc sản Tân Triều ngọt, thơm, mát, được trồng ở địa phương từ năm 1869. Khi lo cho con út học hành xong, tôi trở về quê hương để gây dựng lại vườn bưởi. Chúng tôi giới thiệu với du khách giống bưởi Tân Triều trứ danh qua các món ăn như trà bưởi, mứt bưởi, gà hấp bưởi, gỏi bưởi, bì bưởi chiên giòn... và họ rất thích”, ông Huỳnh Đức Huệ thông tin. Ở một góc khác, trước gian hàng của tỉnh Lào Cai, bà Vàng Thị Sua vừa tỉ mẩn vẽ sáp ong lên vải vừa giới thiệu với khách các công đoạn để có thổ cẩm truyền thống. Hình ảnh bà Vàng Thị Sua bên chảo sáp ong nóng chảy gợi cho du khách vẻ đẹp lao động của bà con dân tộc Mông ở Bắc Hà (Lào Cai).

Không chỉ gian hàng địa phương, nhiều công ty du lịch lớn cũng tranh thủ giới thiệu các tour, tuyến điểm có sử dụng yếu tố văn hóa để làm tăng giá trị sản phẩm. Tập đoàn Mường Thanh giới thiệu chuỗi khách sạn mang đậm dấu ấn Việt trải dài ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Flamingo Redtours, Vietravel... giới thiệu tới du khách những tour mới gắn với yếu tố văn hóa truyền thống của cả Việt Nam và nước ngoài.

Sản phẩm du lịch với những điểm chạm văn hóa

Trong các năm 2019, 2020 và 2022, Việt Nam đều được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”, cho thấy vai trò to lớn của văn hóa trong việc định vị, xây dựng thương hiệu du lịch Việt. Trong khi đó, theo điều tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có trên 60% du khách coi việc có điểm du lịch văn hóa trong chương trình du lịch là quan trọng. Tuy nhiên, tại “Diễn đàn Du lịch năm 2023-Phát triển du lịch văn hóa Việt Nam” trong khuôn khổ VITM 2023, nhiều đại biểu cho rằng, phát triển du lịch văn hóa dù đã được biết đến nhưng khai thác chưa xứng với tiềm năng. Chẳng hạn, bàn riêng góc độ phi vật thể, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: “Việc tuyên truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam đang bỏ ngỏ. Khách du lịch còn thiếu các sản phẩm nghe nhìn hấp dẫn; các sản phẩm du lịch chưa cung cấp phong phú kiến thức văn hóa truyền thống, lịch sử, con người Việt Nam khiến nhiều khách, ngay cả khách Việt cũng không hiểu lịch sử của chúng ta. Đây là một trong những thiếu sót hiện nay. Để lan tỏa hình ảnh văn hóa Việt Nam, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chương trình “Việt Nam huyền sử diễn ca” áp dụng công nghệ để đề cao yếu tố văn hóa, lịch sử truyền thống của Việt Nam...”.

Ông Lee Kyung Taek, Phó trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam từng đến Sa Pa (Lào Cai), Ninh Bình, Nha Trang (Khánh Hòa)... Ông rất thích phở, cơm lam, khẳng định ẩm thực Việt ngon, phong phú, phù hợp với du khách 5 châu... Đưa chúng tôi đi một vòng gian hàng của KTO tại VITM 2023, ông Lee Kyung Taek giới thiệu: “Năm nay, gian hàng của KTO quảng bá văn hóa, du lịch Hàn Quốc bằng cách thêm các trải nghiệm cho khách như chơi trò chơi ẩm thực, chat với tổng đài 1330, chụp ảnh Hàn Quốc... Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch có thể khai thác được. Đất nước các bạn trải dài nên có thể khai thác du lịch văn hóa nhiều địa phương thay vì chỉ tập trung ở một số điểm du lịch trọng điểm như hiện nay, để thu hút thêm nhiều du khách”.

Là một người say mê với di sản và đã áp dụng thành công những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam vào các sản phẩm du lịch, tạo ấn tượng với du khách trong và ngoài nước, ông Phạm Hà, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Lux Group chia sẻ: “Du lịch chính là điểm đến cộng với trải nghiệm và ký ức. Chúng ta bán cảm xúc bằng tổng thể trải nghiệm, bán những câu chuyện và sau tất cả, du khách chỉ nhớ những câu chuyện hay. Trên các du thuyền như Emperor Cruises hay Heritage Bình Chuẩn, chúng tôi đều phát triển từ những câu chuyện di sản thành sản phẩm du lịch trải nghiệm một cách tinh tế, hấp dẫn với những điểm chạm văn hóa, di sản, kiến trúc, ẩm thực, thời trang... Khi chúng ta trân quý di sản và biết cách làm thì du khách nước ngoài sẵn sàng trả tiền cao hơn. Chúng ta không "ăn mày" di sản mà phải sáng tạo để lan tỏa giá trị của di sản”.