Điều Kiện Làm Sổ Hộ Khẩu Tại Hà Nội 2024

Điều Kiện Làm Sổ Hộ Khẩu Tại Hà Nội 2024

Để được đăng ký nhập khẩu tại thành phố Hà Nội thì phải thuộc một trong các điều kiện sau:

Điều kiện làm hộ khẩu KT3 tại Hà Nội

Người dân cần có các điều kiện sau:

Một là cần có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân.

Hai là đã đăng ký thường trú tại một tỉnh, thành phố khác.

Ba là sở hữu nhà ở hay bất động sản tại tỉnh, thành phố bạn đăng ký làm sổ tạm trú KT3.

Nếu người dân không có nhà ở, bất động sản mà là nhà thuê thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của chính chủ.

Bốn là sinh sống tại tỉnh, thành phố bạn cần đăng ký tạm trú ít nhất 30 ngày.

(ĐCSVN) - Bạn đọc Lại Quang Tấn (Vĩnh Phúc) hỏi điều kiện và đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Nội dung câu hỏi: Tôi hiện đang là sinh viên năm thứ 3 tại Học viện Tài chính. Bố mẹ tôi (hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Phúc) có mua 1 căn hộ tại Khu đô thị Cổ Nhuế - quận Bắc Từ Liêm – TP Hà Nội. Gia đình tôi đã nhận bàn giao và tôi đã chuyển đến sống ở căn hộ từ tháng 3 năm 2014, tôi đã đăng ký tạm trú với ban quản lý cũng từ thời gian đó. Đến nay, gia đình tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ tháng 1 năm 2015. Vậy tôi có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội hay không? Nếu đủ điều kiện thì thủ tục và hồ sơ đăng ký cần những gì ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, điểm a; khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con...

Như vậy đối chiếu với quy định trên bạn được đăng ký thường trú - nhập khẩu cho bạn ở Hà Nội theo trường hợp 1.

Thứ hai, về thủ tục đăng ký thường trú, căn cứ Điều 21 Luật Cư trú và Điều 6 Thông tư 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú”; việc đăng ký thường trú được thực hiện như sau:

- Nơi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú: Cơ quan công an quận, huyện, thị xã.

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Giấy chuyển hộ khẩu (Do trưởng công an cấp huyện nơi anh có hộ khẩu thường trú trước khi làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội).

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình (bạn được vợ bạn không cần giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).

Khi đã có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết thì bạn có thể làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội theo trình tự, thủ tục dưới đây:

a. Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chuyển khẩu (Điều 8 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú).

- Trường hợp của bạn thuộc trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Căn cứ quy định trên bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an huyện, quận, thị xã của Hà Nội.

Căn cứ theo Điều 30 Luật cư trú 2006 quy định:

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Như vậy, theo quy định cua pháp luật, trong trường hợp của bạn, bạn đã đăng kí KT3 ở phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Tuy nhiên, hiện tại bạn đến tạm trú lại phường, sang phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà nội. Tức là bạn chuyển vị trí tạm trú sang phường và quận khác thì bạn phải tiến hành đăng ký lại sổ tạm trú.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện sử dụng KT3 để nhập hộ khẩu Hà Nội. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật cư trú 2006 để nắm rõ quy định này.