Chứng Khoán Nhất Việt Của Ai

Chứng Khoán Nhất Việt Của Ai

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, BVH, CTR, OCB, MSN, SHB, TCB, VPB, VJC và VNM.

Phân loại nhà môi giới chứng khoán

Là người thực hiện các giao dịch cho khách hàng và nhận được hoa hồng hay phí môi giới do khách hàng trả khi hoàn thành dịch vụ giao dịch. Nhà môi giới hưởng hoa hồng không bị rủi ro, bởi vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi thực hiện các hoạt động của mình.

Nhà môi giới hưởng hoa hồng là thành viên chủ yếu của các Sở giao dịch chứng khoán.

Nhà môi giới chuyên môn hay còn được gọi là nhà chuyên gia chứng khoán (Specialist)

Đây là loại nhà môi giới có ở một số Sở giao dịch chứng khoán New York của Mỹ. Tại Sở giao dịch chứng khoán này, mỗi loại chứng khoán được giao dịch tại một quầy giao dịch nhất định. Trong mỗi quầy giao dịch có một số nhà môi giới chuyên môn được Hội đồng quản trị của Sở phân công thực hiện mua, bán một số loại chứng khoán nhất định.

Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu:

- Tạo thị trường cho một số cổ phiếu được phân công.

Khi thực hiện các lệnh giao dịch, các chuyên gia này nhận được phí môi giới như những nhà môi giới khác.

Khi thực hiện chức năng là nhà tạo thị trường nhà môi giới chuyên môn phải duy trì một thị trường ổn định bằng cách khi có các loại chứng khoán do mình đảm nhận có mức chênh lệch lớn giữa giá bán và giá mua, nhà môi giới chuyên môn sẽ chào bán hoặc đặt mua chứng khoán đó cho mình với giá ở giữa hai mức giá trên.

Kết quả là thu hẹp được mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Ngoài hai loại nhà môi giới trên, ở Sở giao dịch chứng khoán New York còn có nhà môi giới độc lập cũng là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, nhưng là một nhà môi giới không phụ thuộc vào bất kì công ty môi giới nào.

Họ có quyền thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kì công ty nào nhờ họ và thường được trả thù lao 2$ cho 100 cổ phiếu được thực hiện giao dịch.

Ngày nay, khoản chi phí môi giới của các nhà môi giới độc lập này đã cao hơn 2$, nhưng người ta vẫn quen gọi như vậy. (Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính)

Biến động mạnh mẽ này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản, mà với sức nặng tài chính của nước này, đây có thể trở thành nguồn gốc của sự biến động hơn nữa trên thị trường toàn cầu. Ngày 5/8, chỉ số Topix giảm mạnh 13% trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số này hiện thấp hơn gần 25% so với mức đỉnh đạt được chỉ cách đây một tháng. Chỉ số Nikkei đóng cửa phiên này giảm 12,4% xuống 31.458,42 điểm. Tính theo phần trăm, đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ vụ sụp đổ “Thứ Hai Đen tối” vào tháng 10/1987, khi chỉ số này mất 3.836,48 điểm, tương đương 14,9%. Trong khi đó, đồng yen đang phục hồi mạnh, tăng 12% so với thời điểm chưa đến một tháng trước, khi đồng tiền này ở mức thấp nhất trong 37 năm. Những xáo trộn này trên thị trường phản ánh những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Trong 18 tháng qua, đồng yen giảm mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) “án binh”. Khi đó, hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade), tức các nhà đầu tư vay vốn rẻ bằng đồng yen để thực hiện các khoản đầu tư sinh lợi cao hơn bằng đồng USD hoặc euro, phát triển mạnh mẽ, khiến đồng yen suy yếu hơn nữa. Đồng yen yếu đã thúc đẩy lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, khối ngoại đã mua ròng 9.000 tỷ yen (60 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản. Nhưng giờ đây, mọi thứ đang đảo ngược. BoJ đã thực hiện những bước nhỏ để thắt chặt chính sách. Ngày 31/7, ngân hàng này đã nâng lãi suất từ khoảng 0,1% lên khoảng 0,25%. Ngược lại, Fed được dự đoán sẽ sớm bắt đầu hạ lãi suất. Những dự đoán này tăng lên vào ngày 2/8, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này chỉ tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng Bảy, thấp hơn mức dự đoán 175.000 việc làm của giới đầu tư. Đồng yen đã mạnh lên mức 141 yen đổi 1 USD, mức mạnh nhất trong bảy tháng qua. Trước đó, đồng tiền này đã tăng giá từ mức 148 yen đổi 1 USD lên mức 146 yen đổi 1 USD  trong phiên giao dịch 2/8 tại New York, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng Bảy “yếu” hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái. Đồng yen tăng vọt đã thúc đẩy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Trước đó, các công ty xuất khẩu Nhật Bản là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ sự suy yếu của đồng yen vì họ tạo ra phần lớn doanh thu ở nước ngoài nhưng báo cáo thu nhập bằng đồng yen. Giờ đây, các công ty này lại rơi vào tình cảnh khó khăn. Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch ký quỹ, tức các giao dịch được thực hiện bằng tiền đi vay – đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2006 trước khi xảy ra đợt bán tháo nói trên. Những khoản đầu tư bằng đòn bẩy tài chính này hiện đang được cắt giảm nhanh chóng. Đó là lý do tại sao những cổ phiếu trước đó được yêu thích lại đang chịu những mức giảm lớn nhất. Giá cổ phiếu của Tokyo Electron, một nhà cung cấp thiết bị bán dẫn quan trọng, đã giảm 18% trong phiên 5/8. Cổ phiếu các ngân hàng lớn của Nhật Bản đều lao dốc, trong đó Mizuho Financial Group giảm 19,7%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 17,8%, Resona Holdings giảm 19,5% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 15,5%. Các ngân hàng khu vực cũng không ngoại lệ, khi cổ phiếu Chiba Bank giảm 23,7% và Fukuoka Financial Group giảm 17,9%, trong khi “gã khổng lồ” môi giới Nomura Holdings giảm 18,6%. Hiện tại, việc cắt giảm các giao dịch mang tính đầu cơ như trên được xem là nguyên nhân chính dẫn đến đợt lao đốc lần này của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Gần như không chuyên gia nào cho rằng các công ty Nhật Bản đang gặp khó khăn nghiêm trọng, hay lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính của nước này. Đồng quan điểm, chiến lược gia kỳ cựu tại công ty chứng khoán Nomura Securities - ông Naka Matsuzawa, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu Nhật Bản, do lo ngại Mỹ có thể đang tiến đến suy thoái, mà không hẳn do những lý do cụ thể của Nhật Bản. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng tại Nhật Bản có thể hây ra hiệu ứng dây chuyền. Khi các động thái về lãi suất của các ngân hàng trung ương khiến hoạt động "carry trade" trở nên ít khả thi hơn, chúng có thể thúc đẩy hoạt động bán tháo tại các thị trường nước ngoài. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư của nước này sở hữu 10.600 tỷ USD tài sản nước ngoài vào cuối năm ngoái. Nếu đồng yen mạnh hơn khiến các nhà đầu tư này phải bán tháo các khoản nắm giữ ở nước ngoài để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở trong nước, điều đó có thể làm giảm giá trị tài sản, đồng thời thúc đẩy đồng yen tăng cao hơn. Đồng yen còn tăng bao nhiêu và thị trường chứng khoán Nhật Bản còn giảm bao nhiêu nữa là câu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng cho đến khi các nhà đầu tư giải phóng hoàn toàn các giao dịch đòn bẩy nói trên, thì thị trường sẽ còn nhiều biến động.

(ĐTCK) Nổi tiếng là một “chất xám” Việt thành công tại Mỹ, tiến sỹ trẻ Hùng Trần, nhà sáng lập Got It và STEAM for Vietnam, chia sẻ: “Rất nhiều người muốn quay về Việt Nam không phải chỉ để tránh dịch mà muốn về làm việc lâu dài. Đây là nguồn lực rất quý mà thông thường không hề dễ thu hút và tuyển dụng”.

Chúng ta đã bàn luận rất nhiều về câu chuyện thu hút “chất xám” Việt quay về phụng sự Tổ quốc (cũng không nhất thiết phải làm việc tại Việt Nam). Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, tổ chức của chúng ta đang phải giải những bài toán hóc búa, đòi hỏi có nguồn lực giỏi giang để bước mạnh mẽ ra toàn cầu?

Tôi luôn nghĩ rằng, có cách nào đó để thu hút nguồn chất xám Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh tế hay khoa học kỹ thuật ở Việt Nam, sẽ rất tốt. Các nhân tài đã được đào tạo bài bản và được tôi luyện trong môi trường làm việc ở nước ngoài để tạo ra rất nhiều giá trị cho những nơi họ đang làm việc, nếu mang những kiến thức và kinh nghiệm ấy về Việt Nam, có thể giúp đất nước giải quyết được nhiều vấn đề một cách hiệu quả.

Đương nhiên là không phải họ có thể giải quyết được tất cả những vấn đề mà Việt Nam đang có. Tuy nhiên, những gì nằm trong phạm vi họ có thể giải quyết thì khả năng lớn là họ sẽ có cách làm rất bài bản và chuyên nghiệp.

Nhân tài Việt Nam ở nước ngoài từng được kỳ vọng sẽ như những chú cá hồi Đại Tây Dương sẵn sàng quay lại nơi sinh ra và sống một cuộc đời đầy kiêu hãnh. Dù vậy, không thể không nói đến những thách thức lớn, chúng ta có thể “hóa giải” chúng như thế nào?

Môi trường làm việc ở nước ngoài cũng không hẳn là hoàn toàn dễ dàng. Ở lĩnh vực nào cũng có những khó khăn, trở ngại nhất định và mọi người đều phải vượt qua. Tuy nhiên, điều khác biệt là môi trường làm việc ở nước ngoài khá là minh bạch nên làm việc một cách chăm chỉ và thông minh, có thể vượt qua được các thử thách.

Đối với đàn cá hồi về nước có lẽ rào cản lớn nhất là cách thức làm việc. Làm sao để có thể hòa nhập tốt được trong môi trường làm việc ở nhà có lẽ là vấn đề khó khăn cho rất nhiều người. Muốn họ về và làm việc hiệu quả, chắc chắn cần phải có ai đó hướng dẫn họ vượt qua cửa ải này đầu tiên, trước khi họ chán nản và từ bỏ.

Bản thân anh và nhiều cộng sự chọn cách hành động như thế nào để có thể vượt qua những thách thức như vậy và bước đầu gặt hái thành công?

Trước khi qua Mỹ làm nghiên cứu sinh tiến sỹ, tôi đã có một thời gian khoảng 5 năm làm việc ở Việt Nam nên ít hay nhiều cũng có một chút kinh nghiệm để sau này quyết định đặt đội ngũ kỹ thuật của mình ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng đã có nhiều lúc phải tự hỏi mình là quyết định đó có đúng đắn không khi công ty không thể tăng trưởng được do không tuyển được người phù hợp mặc dù đã thử đủ mọi cách.

Sau đó, lãnh đạo công ty đã ngồi lại với nhau và nhìn vào một thực tế là các kỹ sư người Việt Nam ở Silicon Valley không hề kém cạnh so với đồng nghiệp của họ nhưng ở Việt Nam, Got It không thể tìm được những kỹ sư tương tự. Cuối cùng công ty quyết định tuyển chọn những bạn mới tinh vừa tốt nghiệp và đầu tư mạnh vào đào tạo.

Cách tiếp cận đó tuy mất thời gian, tốn kém, và cũng có một chút mạo hiểm nhưng cuối cùng đã mang lại kết quả rất tốt. Got It đã đào tạo cho mình được một đội ngũ kỹ sư người Việt rất cứng cáp, có thể làm việc thoải mái với các đồng nghiệp tại Silicon Valley để xây dựng những sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp Singapore đã từng thực hiện các cuộc “thay máu”, sử dụng nhân sự có kinh nghiệm, có trình độ ở nước ngoài về đầu quân cho doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp họ đã có những thành công vượt trội. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự hỏi liệu họ có thể thực hiện được không?

Điều này cũng còn phải phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, sản phẩm của họ là gì và phục vụ thị trường nào. Đối với những sản phẩm hướng tới thị trường nước ngoài thì việc thuê nhân sự ở nước ngoài, nhiều khả năng, sẽ tạo ra những thay đổi tích cực vượt trội.

Để làm được điều này thì việc thay đổi tư duy quản lý rất quan trọng, đặc biệt là các lãnh đạo công ty phải là những người đầu tiên cảm giác thoải mái với việc làm việc trong môi trường đa văn hoá với nhiều thứ hoàn toàn khác biệt, thậm chí là đối nghịch với các quan điểm lãnh đạo trước đây mà mọi người quen thuộc.

Tiếp theo là cũng phải chuẩn bị về mặt tài chính cho tốt vì nhân sự giỏi cũng phải được đãi ngộ tương xứng với mức lương có thể cao hơn rất nhiều so với mọi người tính toán.

Cuối cùng, thời điểm hiện tại là cơ hội vàng để có thể thu hút lực lượng người Việt ở nước ngoài về nước. Do tình hình đại dịch Covid-19 đã đưa thế giới vào tình trạng có rất nhiều thứ bất ổn với một tương lai bất định. Trong khi ở Việt Nam, mặc dù dịch đã bùng lên lần thứ hai nhưng việc kiểm soát khá tốt đã tạo ra một môi trường khá an toàn so với các nơi khác trên thế giới.

Điều này làm rất nhiều người muốn quay về Việt Nam không phải chỉ để tránh dịch mà muốn về làm việc lâu dài. Đây là nguồn lực rất quý mà thông thường không hề dễ để thu hút và tuyển dụng.

Một bình thường mới được thiết lập đang đòi hỏi mỗi người phải thay đổi và thích ứng. Những hành động tích cực dù là thật nhỏ, sẽ góp lại thành một thay đổi lớn lao. Khởi xướng STEAM for Việt Nam tại Mỹ, phải chăng anh mong muốn thật nhiều điều tốt đẹp cho đất nước?

Đã là người Việt, ai cũng đều muốn Việt Nam tốt đẹp hơn. Cá nhân tôi chọn con đường giáo dục vì bản thân mình được như ngày hôm nay là do may mắn có được giáo dục tốt.

Tôi đã cùng rất nhiều người Việt trẻ và tài giỏi ở khắp nơi trên thế giới lập ra tổ chức phi lợi nhuận STEAM for Vietnam với ước muốn là mang giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế về cho người Việt một cách hoàn toàn miễn phí. Hy vọng là qua chương trình này, các thế hệ đi trước sẽ cùng nhau để nắm tay kéo các thế hệ sau vươn lên và đi ra thế giới.

Hoạt động đầu tiên của STEAM for Vietnam năm nay là tổ chức trại hè lập trình miễn phí cho các bé từ 8-16 tuổi để dạy các bạn tư duy máy tính và lập trình cơ bản. Chương trình đã thu hút hơn 7.000 đăng ký tham dự từ cả 63 tỉnh, thành ở Việt Nam và 42 quốc gia khác.

Một bức tranh các bạn trẻ tham gia trại hè của STEAM for Vietnam vẽ Trần Hùng

Về lâu dài, chương trình muốn nhân rộng để tiến tới phổ cập tư duy máy tính và các kỹ năng lập trình cơ bản cho các bạn ở độ tuổi trên. Hy vọng là được đào tạo bài bản về tư duy máy tính, các bạn sẽ trở lên làm việc hiệu quả hơn rất nhiều do có được cách suy nghĩ logic và tối ưu trong tất cả các ngành nghề, chứ không riêng ngành công nghệ.